Diễn Đàn Họ Đặng Việt Nam, Ho Dang Viet Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đại hội họ Đặng Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất - Một dấu mốc lịch sử

Go down

Đại hội họ Đặng Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất - Một dấu mốc lịch sử Empty Đại hội họ Đặng Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất - Một dấu mốc lịch sử

Bài gửi by hodangvietnam Wed Mar 25, 2020 1:23 pm

Đại hội họ Đặng Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất - Một dấu mốc lịch sử
(Nguồn:báo người cao tuổi)

Đại hội họ Đặng Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất - Một dấu mốc lịch sử BIUgKA8N04VvQKevbYFySgw43fKrjDY_wrJL0-ocXY3TMLeOxm_IIWkbvpzxwZG2YyPNw_CnYl0_kihteSkjl8XD3iuPPmevB3nA4ZKw1LHMQGgIEq-wRDTzMjNPSoyyo2qO5-tJwEQ19MDOLLJKaHjtNLzMK8ipeHxP8P1XQaXV-xk7sWOISDNiHgzFVkhq42bwu5za6k0JOcSAfqGwdY25b0ODFy2s8ze9MA4N74WrnGwFTrtMGmEYJZitE0Gkz3ad3zjiRdKPNVv5S8n1P6QlTMicyyS4eRaD3MmBxXpw_JZzefgOZxCZBkqdind4CutgsievOEmEDyk9zIPTjez2QsxrKfMtoisPZc-6Z5KdqMw6fQ417jsL0XV6CGUtK_rBqwuSxOLZbFeq8lYt7SB1orgO6oF9j5_JHfa9yTf0ccXm14RKJ0_GvT-j1LF92mfvaJdOUBqo0JlycR2igP3L9Mmc8ylq_N0WDiILOgJclg3SjCj8YNSbBclFnAcgqK6uAzFiJoiDgr1b9JEti0POLgFQ5lX-Dake5frqrSFmjD_QpPwE8FiSh88SEfdUwXpEKkaS-420wa2DB2zBCZtBfI2ta5Gr8_g65oDaGTEj8Lf8ThaJimrKlgWjI4iwnnXkIZ2LwV8lGbB6NheqMx7vWMG-o0SPO44LbHt3e0UqCOf0AMS3nijh1zjs6TPml3yQY0VZoD6w7x0dT7h5P-fNKljRFVsO3SIcA1kWRg6z9qcwgtYLxQ=w604-h654-no
Đại hội họ Đặng Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất - Một dấu mốc lịch sử 6tOctFBZCqe7o5zRmxh44Y6p5QumGO0xnM2tv4bggKGw1PcxCXSdaak2pMQ4bjQzSHeZvW0gOrVJj5AzgZL9ACPguWP3Bcvci_qjwVxMmHyqOlpsQyBw2PVwi1TByElZxtHbiqLoskLLQoFYlTcqGjuJ36VmgEDawbYHzHNpk4MWq-_EPDK5EwlF6lQPqVZlv28B7B1zo0V0LDqboo6ANwJfaJe_RrTiyoaOAi69vOEaNcwynR1iGrm2p7WoUOv4oglQaJ-8rj9WYH4sYCNLZb7C5Ny51_sW3LYLqEZZtK3poCOIRvtT4PuUdsZ4h711JiMCGY_M9Gpg70XS7thK1oe6bt9jmi6h9utNu7TtRdgmqPKrOYpDxZa9mu-QNjjQ3Pi_vAOwyJVIrl6hPXIomV1xJ21USUQ4ydZH-P5ZdU-AD4yrGj6VXt4iufy6iWzJFS3iitQhQi0gybslNYv1PjlstYdVnoiINUldiG07C7k87DyVN0ySu3e7IadPTyRWK3hxjTuywUJhB4denyOn0JdVJ0tPz7ev5UrAsjVMYYZlPsHOdsZf0oz9PTO8CyOs4H-5mzHzdZaJUEPYbOk387ZFR4G5AIf9z2_zhGO-Sn7fd6U09iYlqfS5qwCp_OkQITCX7HA_5J-9weNZbH2jTp90-4GAGWMoYVCl6qqabVnjiRfct0I2_LrP60DqdMaWaYJPD5XqnvBFsGTxB9L8f-fxttYcqSGpLLgFsZng6KsITXkJGLpGHw=w449-h654-no
Đại hội họ Đặng Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất - Một dấu mốc lịch sử OKo0O3C541MgcCsb7Q5yQ-iutypWix5r8e1dYNKzCUNMyzgbUKaPq_GPLEt7j4fn3WQk7ZBXwSWfDoDv2rewPPjvPjmE2LRO7dwsnBz8vfbNmUgVLn9sOQheXw1rcIa5xlah-sUB4P1oAi6MXmUl4rmT8v7vuZz6aDYVZDhRVWXbS6eZGibAB5LXssdsRvEV9hp70H7emKw2ZZT3-l3jUrdDTzuorK-1jNVC58qvsYOBjo8RT4jyeqth-sUAEvprt8XnwbK89rMf4DLhDwyeD61fo3YsUENZ1KOvY7tRkSYtOJAeUwFMpDIQmCTUhforAYb_qYCWGjkC3JgRe7UQhw2CjuH9mOCmYQWtZfyhFGE7SNJ6T8L8TK6Wu0yeroNoZqZwXtc4JrSx-y5CVS7F-dbAbeZDwRtSzmjyli2JrussGDLhS_RueGcnJqSKgO99k0SdtWk26aeQrJqlTALQYiJcJ_buNWEjKZDTtapqcP8U8q7RiWYULNHcdCSbw4mDwJB_OMhPwfmA2sEa6hMz-E6C-VQQc6eYjlmmQGDHbUeGtGo6jjlpPSTHalw-J_Za2GIbyyuWlFn7Q7YyBt4itWO3KS9mm03hquhQxPrKt-DbWOK32YbdvGfU7Jp6KX8z3q6_ml28H81aFjh3r8HWtIIs2e6bssJupnXST8rgQEJ8xQRZn22tOq5iPaIbIxH2y5HOhGjcppOxo7G47aFnYY6aGljUXZXLgBfAoGvUAS1vTJoCJ7GnaA=w440-h654-no
Đại hội họ Đặng Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất - Một dấu mốc lịch sử ZmK9RDLHAk1Q-Bwa3beN2kHW4SKqBiwdIbIey1GSAqoo6ulCUVrzE7WVKZ6d4ZmCM5AuLN0qgLZTEK2uAUZaL9DUNwwI4jIUgxZNb9z8eIlaevgmnzfBzIP4ZGbV3IgFimMjcNMMtgKPBStR2B8jUZjUdnWfdGiyeeHvQYbhDCChVNQ5XGi3sjMBZ9iM9l23HoRjELpQloxfMpj1XJ3ZoApk5qsqWWdz4Bsq6KcKrTyqozTJixhvs3v5yleDlNS7fX6BcXo-7Ke4pKWXVZSjhBiYbZVrk6iz15huw8GHLJHNPyiBCEgBbBIHsRjQTfAjt3RtN2ioq6iOZNf2H2PAZuW1hGaDf-0KDJaZG2z3ckzz0lAfgR5zXDAV2QyMPplEhxODvoGXwhICbnyJtOPYFWGdNY8tQ287eh_KBjVRK6jTZEAhnU1FEAx2VvZuelh6l8O5HzDOhOyKbf-24_IU8NfpNTpjCPzeSpJ3ChEC1WL67MROJEBRRw9jzzsKuepWpuBlC-xLNrXgBdY00dD-nUTpk-ssZoGRsH0jCfcBR3783YFI40PwbOg_4D0P_9Ajqtfj47k5-cDBIlCuCDGOCD-D5ctDH-loVtHWNImbEyTFkJrl_yH9XLMS5bmuiNYU9wxtL1K5CKuE30AvbL3NDDuGqPSYhcQ7l8Rn8DC5glB_77IOzHDemaRgXyUo_jmvD3enkD0ZteaVTjDDcyoicp4MWhMk39R8SGkSp-iyUkNJBoHuxTLCqw=w448-h654-no

VÌ SAO LẠI CÓ HỌ ĐẶNGVIỆT NAM KHÓA I NHIỆM KỲ 2019 - 2024? Để hiểu rõ vấn đề, chúng ta cần đọc kỹ bài viết của ông Đặng Văn Hường, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lâm thời Toàn quốc thống nhất họ Đặng Việt Nam: TẠI ĐÂY




Được sửa bởi HỌ ĐẶNG VIỆT NAM ngày Sun Jul 24, 2022 4:45 pm; sửa lần 1.

hodangvietnam

Tổng số bài gửi : 47
Join date : 26/02/2013

Về Đầu Trang Go down

Đại hội họ Đặng Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất - Một dấu mốc lịch sử Empty Re: Đại hội họ Đặng Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất - Một dấu mốc lịch sử

Bài gửi by hodangvietnam Wed Mar 25, 2020 1:23 pm

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HỌ ĐẶNGVIỆT NAM KHÓA I NHIỆM KỲ 2019 - 2024
Thứ Ba, 17/12/2019
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI ĐỒNG HỌ ĐẶNGVIỆT NAM KHÓA I
NHIỆM KỲ 2019 - 2024
 
Chương I
NHỮNG ĐỊNH NGHĨA CHUNG
Điều 1. Họ Đặng Việt Nam
Là tổ chức kết nối cộng đồng người họ Đặng trong nước và kiều bào họ Đặng ở nước ngoài, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật; trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản và hiệp thương dân chủ, vì mục tiêu bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa của dòng họ, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 2. Hội đồng Toàn quốc Họ Đặng Việt Nam
Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của tổ chức Họ Đặng Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc; do Đại hội đại biểu Toàn quốc Họ Đặng Việt Nam hiệp thương chọn cử, có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động của dòng họ Đặng theo đúng Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Quy ước của dòng họ.
Chương II
HỆ THỐNG TỔ CHỨC
Điều 3. Các cấp tổ chức của Họ Đặng Việt Nam
Tổ chức của Họ Đặng Việt Nam được phân làm 4 cấp như sau:
+ Hội đồng Toàn quốc Họ Đặng Việt Nam (gọi tắt là Hội đồng Họ Đặng Việt Nam).
+ Hội đồng Họ Đặng cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Hội đồng họ Đặng cấp tỉnh).
+ Hội đồng Họ Đặng cấp huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh/thành phố (gọi tắt là Hội đồng Họ Đặng cấp huyện).
+ Ở cấp cơ sở là các chi họ, dòng nhánh, nhà thờ, từ đường.
Điều 4. Tổ chức và nhân sự của Hội đồng Họ Đặng Việt Nam
+ Hội đồng Toàn quốc Họ Đặng Việt Nam do Đại hội Đại biểu Toàn quốc Họ Đặng Việt Nam hiệp thương, chọn cử và giao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của dòng họ giữa hai nhiệm kỳ Đại hội.
+ Số lượng Ủy viên Hội đồng Toàn quốc được hiệp thương tại Đại hội I là 140 vị. Cơ cấu trong cả nhiệm kỳ được chỉ định bổ sung tùy thời điểm và không vượt quá 180 Ủy viên.
+ Việc quy hoạch, cơ cấu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ các chức danh của Ủy viên Hội đồng trong nhiệm kỳ, chỉ định bổ sung nhân sự Hội đồng do Thường trực Hội đồng đề xuất, Hội nghị Hội đồng quyết định hoặc ủy quyền cho Thường trực Hội đồng quyết định.
+ Nhiệm kỳ của Hội đồng họ Đặng Việt Nam khóa I là 5 năm (2019 - 2024). Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ do Thường trực Hội đồng đề xuất, Hội nghị Hội đồng quyết định hoặc ủy quyền cho Thường trực Hội đồng quyết định. Thời gian rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ không sớm hoặc muộn quá 1/3 nhiệm kỳ chính thức.
Điều 5. Cơ quan Thường trực của Hội đồng
+ Thường trực Hội đồng là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội đồng Toàn quốc họ Đặng Việt Nam giữa hai kỳ Hội nghị toàn thể do Hội đồng Toàn quốc hiệp thương tại Hội nghị lần thứ nhất sau Đại hội; có cơ cấu bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng;
- Phó Chủ tịch thứ Nhất;
- Hai phó Chủ tịch Thường trực;
- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký;
- Các Phó Chủ tịch;
- Các Ủy viên Thường trực.
+ Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng là Ban lãnh đạo Chủ chốt của Thường trực Hội đồng. Thường trực Hội đồng ủy quyền việc giải quyết công việc thường xuyên cho Ban lãnh đạo Chủ chốt trong thời gian giữa hai kỳ Hội nghị Thường trực.
+ Số lượng Ủy viên Thường trực Hội đồng được hiệp thương tại Hội nghị lần thứ I của Hội đồng khóa I là 23 vị. Tùy tình hình thực tế số lượng ủy viên Thường trực Hội đồng trong nhiệm kỳ có thể bổ sung thêm song không vượt quá 25 Ủy viên.
+ Việc quy hoạch, cơ cấu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ các chức danh của Ủy viên Hội đồng, Ủy viên Thường trực Hội đồng trong nhiệm kỳ do Thường trực Hội đồng đề xuất, Hội nghị Hội đồng quyết định hoặc ủy quyền cho Thường trực Hội đồng quyết định.
Điều 6. Hội đồng Tư vấn
+ Hội đồng Tư vấn do Hội đồng Toàn quốc họ Đặng Việt Nam hiệp thương thành lập gồm các vị có nhiều kinh nghiệm và uy tín trong hoạt động dòng họ, một số vị trong Hội đồng Tư vấn không tham gia trong cơ cấu nhân sự Hội đồng Toàn quốc.
+ Hội đồng Tư vấn có nhiệm vụ tư vấn về tổ chức và hoạt động của dòng họ, giúp Hội đồng đồng Họ Đặng Việt Nam triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc họ Đặng Việt Nam lần thứ I, nhiệm kỳ 2019 - 2024.
+ Số lượng thành viên Hội đồng Tư vấn trong cả nhiệm kỳ không vượt quá 15 thành viên. Cơ cấu bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Thành viên Hội đồng. Hội đồng Họ Đặng Việt Nam quyết định hoặc ủy quyền cho Thường trực hiệp thương, kiện toàn cơ cấu nhân sự của Hội đồng Tư vấn trong nhiệm kỳ.
Điều 7. Văn phòng Hội đồng và các Ban chuyên môn
+ Văn phòng Hội đồng 1, 2 và các Ban chuyên môn được thành lập để tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện các lĩnh vực công việc của Hội đồng và Thường trực Hội đồng, bao gồm:
- Văn phòng 1 - Phía Bắc;
- Văn phòng 2 - Phía Nam;
- Ban Kinh tế - Tài chính - An sinh;
- Ban Tổ chức - Kiểm tra;
- Ban Gia phả - Nghi lễ;
- Ban Thông tin - Văn hóa;
- Ban Khuyến học.
+ Thường trực Hội đồng quyết định việc giao các Phó Chủ tịch hoặc Ủy viên Thường trực Hội đồng phụ trách các Ban chuyên môn và lãnh đạo Văn phòng 1, 2 của Hội đồng.
+ Cơ cấu một số Ủy viên Hội đồng giữ các chức danh Phó Tổng Thư ký Hội đồng, Phó Chánh Văn phòng 1, 2 và Phó Trưởng các Ban chuyên môn, Ủy viên các ban chuyên môn của Hội đồng.
+ Việc quy hoạch, giới thiệu và quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức danh trong các Ban chuyên môn và Văn phòng 1, 2 của Hội đồng do Thường trực Hội đồng quyết định.
+ Thường trực Hội đồng quyết định về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và phê duyệt kế hoạch công việc hằng năm của các Ban chuyên môn và Văn phòng 1, 2 của Hội đồng.
Chương III
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
Điều 8. Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng họ Đặng Việt Nam
+ Lãnh đạo, chỉ đạo nội dung, chương trình hành động và giải pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc Họ Đặng Việt Nam lần thứ I, nhiệm kỳ 2019 - 2024.
+ Quyết định nội dung và chỉ đạo việc ban hành, tổ chức thực hiện Quy ước Họ Đặng Việt Nam và Quy chế hoạt động của Hội đồng khóa I.
+ Ủy quyền cho Thường trực Hội đồng quyết định công nhận kết quả Đại hội và bộ máy tổ chức Họ Đặng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Xem xét các báo cáo định kỳ và bất thường của Thường trực Hội đồng, các Ban chức năng và Hội đồng Tư vấn tại các Hội nghị toàn thể Hội đồng.
+ Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác xây dựng tổ chức Họ Đặng và xét kết nạp các thành viên mới.
+ Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết các chương trình hành động, các chủ trương, nghị quyết của Hội đồng Họ Đặng Việt Nam.
+ Thảo luận và quyết định việc chuẩn bị nội dung, nhân sự, thời gian, địa điểm để triệu tập Đại hội Đại biểu Họ Đặng Toàn quốc lần thứ II.
Điều 9. Trách nhiệm và quyền hạn của Thường trực Hội đồng Toàn quốc Họ Đặng Việt Nam
+ Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công việc và ban hành các quyết định của Hội đồng Toàn quốc giữa hai kỳ Hội nghị toàn thể của Hội đồng.
+ Quán triệt, cụ thể hóa và chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, quyết định, kế hoạch, chỉ thị của Hội đồng Toàn quốc.
+ Quyết định những chủ trương, giải pháp và những vấn đề quan trọng nảy sinh giữa hai kỳ Hội nghị Hội đồng và báo cáo lại Hội đồng trong Hội nghị gần nhất.
+ Quyết định phân công nhiệm vụ cho các Ủy viên Hội đồng, các chức danh trong Thường trực Hội đồng.
+ Triển khai tổ chức thực hiện, giám sát việc thực hiện Quy chế hoạt động của Hội đồng Họ Đặng Việt Nam.
+ Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ các chức danh đối với nhân sự các Ban chức năng, Văn phòng 1, 2 của Hội đồng.
+ Quyết định thành lập, giải thể, bãi nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức vụ đối với các tổ chức và nhân sự trong các tổ chức trực thuộc khác của Hội đồng.
+ Trực tiếp quyết định và điều hành công tác tài chính dòng họ, các hoạt động an sinh xã hội, nhân đạo từ thiện, đối nội, đối ngoại và khuyến học.
+ Quyết định nội dung và thời gian triệu tập hội nghị Hội đồng Toàn quốc định kỳ hoặc bất thường.
+ Ban hành các chỉ thị, nghị quyết, quyết định và các văn bản quan trọng của Hội đồng giữa hai kỳ Hội nghị toàn thể.
+ Thực hiện việc khen thưởng và kỷ luật; hoạt động hòa giải dòng họ và xây dựng tổ chức cơ sở.
Điều 10. Chủ tịch Hội đồng Toàn quốc Họ Đặng Việt Nam
+ Là người đứng đầu, chịu trách nhiệm cao nhất trong Hội đồng và Thường trực Hội đồng về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc và Quy chế làm việc của Hội đồng.
+ Thực hiện vai trò nòng cốt lãnh đạo, trung tâm đoàn kết của tập thể Hội đồng Toàn quốc Họ Đặng Việt Nam và Thường trực Hội đồng.
+ Chủ trì các Hội nghị toàn thể Hội đồng và Hội nghị Thường trực Hội đồng.
+ Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của Hội đồng và Thường trực Hội đồng.
+ Chỉ đạo chuẩn bị nội dung, chương trình, chủ trì và kết luận các hội nghị định kỳ cũng như các cuộc họp bất thường khác của Hội đồng và Thường trực Hội đồng.
+ Thay mặt Hội đồng và Thường trực Hội đồng thực hiện các hoạt động nghi lễ, tâm linh, đối nội, đối ngoại.
+ Xây dựng các mối quan hệ đối với các tổ chức xã hội, văn hóa và dòng họ khác.
+ Ký các nghị quyết, quyết định, chỉ thị và các văn bản quan trọng khác của Hội đồng và Thường trực Hội đồng.
+ Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các Ủy viên Hội đồng, Thường trực Hội đồng và hoạt động của dòng họ các tỉnh từ Nghệ An trở vào.
Điều 11. Phó Chủ tịch Thứ Nhất:
+ Là người giữ vị trí thứ hai về trách nhiệm và quyền hạn trong Hội đồng và Thường trực Hội đồng Toàn quốc Họ Đặng Việt Nam.
+ Cùng Chủ tịch Hội đồng lãnh đạo toàn diện công việc của Hội đồng và Thường trực Hội đồng.
+ Thay mặt Chủ tịch điều hành toàn bộ công việc của Hội đồng Toàn quốc và Thường trực Hội đồng khi được ủy quyền.
+ Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các Ủy viên Hội đồng, Thường trực Hội đồng, hoạt động của dòng họ các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra.
+ Ký các văn bản quan trọng của Hội đồng và Thường trực Hội đồng khi có sự thống nhất của Chủ tịch Hội đồng.
+ Trực tiếp phụ trách Hội đồng Tư vấn họ Đặng Việt Nam để tiếp nhận các thông tin tư vấn của Hội đồng và các Thành viên Hội đồng.
+ Chỉ đạo công tác tổ chức, nhân sự, khen thưởng, kỷ luật của Hội đồng Toàn quốc Họ Đặng Việt Nam.
Điều 12. Các Phó Chủ tịch
+ Hội đồng Họ Đặng Việt Nam khóa I nhiệm kỳ 2019 - 2024 cơ cấu hai Phó Chủ tịch Thường trực, được giao phụ trách công việc thường xuyên của Hội đồng và Thường trực Hội đồng tại hai khu vực phía Bắc và phía Nam thông qua Văn phòng 1 và Văn phòng 2.
+ Hai Phó Chủ tịch Thường trực có nhiệm vụ phối hợp xây dựng kế hoạch công việc, chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động của Hội đồng và Thường trực Hội đồng theo Quy chế; ký các văn bản của Hội đồng khi được Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch thứ Nhất ủy quyền.
+ Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký phụ trách việc soạn thảo các văn kiện, tài liệu quan trọng của Hội đồng và Thường trực Hội đồng.
+ Các Phó Chủ tịch khác của Hội đồng được phân công phụ trách một lĩnh vực hoạt động, một khu vực, một vùng hoặc một tỉnh, thành phố. Chịu trách nhiệm trước tập thể Hội đồng và Chủ tịch Hội đồng về các nhiệm vụ được giao. Trực tiếp giải quyết các công việc của Hội đồng và Thường trực khi được Chủ tịch Hội đồng ủy nhiệm.
Điều 13. Các Ủy viên Thường trực
+ Tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề của Hội đồng và Thường trực Hội đồng.
+ Trực tiếp phụ trách một Ban chức năng, một tổ chức trực thuộc Hội đồng hoặc một lĩnh vực công việc theo phân công của Thường trực.
+ Được Thường trực ủy nhiệm giải quyết một số công việc cụ thể khi cần thiết.
+ Đề xuất với Hội đồng, Thường trực Hội đồng những nội dung liên quan đến chủ trương, giải pháp trong công tác chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, đoàn kết, phát triển và kết nối họ tộc.
+ Thường xuyên báo cáo tình hình và kết quả công việc trên những lĩnh vực được phân công phụ trách với Thường trực và Chủ tịch.
+ Các Ủy viên Thường trực là Chánh Văn phòng 1 và 2 của Hội đồng chịu trách nhiệm toàn bộ về công việc quản trị hành chính, văn phòng, văn thư lưu trữ, thi đua khen thưởng, đối nội đối ngoại v.v… Trực tiếp giúp Chủ tịch và Phó Chủ tịch thứ Nhất trong hoạt động thường nhật.
Điều 14. Các Ủy viên Hội đồng
+ Chấp hành sự phân công của Hội đồng và Thường trực Hội đồng, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
+ Thực hiện đúng các quy định trong Quy chế hoạt động của Hội đồng khóa I.
+ Tham gia lãnh đạo tập thể và biểu quyết công việc của Hội đồng.
+ Nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật của Nhà nước và Quy ước Họ Đặng Việt Nam.
+ Trực tiếp tham gia lãnh đạo Hội đồng Họ Đặng tỉnh, thành phố hoặc chi họ, nhà thờ lớn trong nước.
+ Được phân công phụ trách một trong số các lĩnh vực hoạt động của Hội đồng.
+ Chủ động nắm bắt thường xuyên tình hình công việc được giao phụ trách, kịp thời phát hiện các vấn đề mới nảy sinh để báo cáo và đề xuất với Thường trực các phương án giải quyết.
+ Giữ gìn lối sống trong sạch, lành mạnh và đoàn kết, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm; toàn tâm toàn ý với công việc, dũng cảm đấu tranh vì sự phát triển trường tồn của dòng họ.
+ Báo cáo các công việc do cá nhân phụ trách với Hội đồng, Thường trực Hội đồng khi có yêu cầu.
+ Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Hội đồng và các cuộc họp khác khi có yêu cầu của Thường trực Hội đồng.
+ Được quyền bảo lưu các ý kiến cá nhân, nhưng phải chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định đã được tập thể Hội đồng biểu quyết nhất trí.
+ Khi được Hội đồng hoặc Thường trực Hội đồng giao giải quyết công việc gì thì phải chịu trách nhiệm trước tập thể Hội đồng và Thường trực Hội đồng về các quyết định của mình cũng như mức độ hoàn thành công việc đó.
+ Không được tự ý thay mặt Hội đồng, Thường trực Hội đồng ký các văn bản, phát ngôn hoặc giải quyết các công việc ngoài phạm vi chức trách đã quy định.
+ Đóng Quỹ họ đầy đủ theo quy định.
Chương IV
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 15. Chế độ hội họp
+ Hội đồng Họ Đặng Việt Nam họp định kỳ 1 năm/1 lần, không kể Hội nghị bất thường. Việc triệu tập và chuẩn bị nội dung Hội nghị định kỳ hay bất thường của Hội đồng do Thường trực Hội đồng quyết định.
+ Thường trực Hội đồng Họ Đặng Việt Nam họp 6 tháng/1 lần, không kể Hội nghị bất thường. Việc triệu tập và chuẩn bị nội dung Hội nghị định kỳ hay bất thường của Thường trực Hội đồng do Chủ tịch thống nhất với Phó Chủ tịch thứ Nhất quyết định.
+ Các Ủy viên Hội đồng hoặc Ủy viên Thường trực Hội đồng không tham gia Hội nghị định kỳ quá 2 lần liên tiếp mà không có lý do chính đáng thì được xem xét cho thôi giữ chức danh Ủy viên Hội đồng hoặc Ủy viên Thường trực Hội đồng.
+ Trong những trường hợp đặc biệt đặc thù có tính quan trọng khẩn cấp, Chủ tịch và Phó Chủ tịch thứ Nhất hội ý để quyết định chủ trương, giải pháp thực hiện; sau đó báo cáo lại Hội đồng trong phiên họp gần nhất.
+ Các Ủy viên Hội đồng hoặc Ủy viên Thường trực Hội đồng không tham gia Hội nghị định kỳ quá 2 lần liên tiếp mà không có lý do chính đáng, không có thư xin vắng mặt thì được Thường trực Hội đồng xem xét cho thôi giữ chức danh Ủy viên Hội đồng hoặc Ủy viên Thường trực Hội đồng.
+ Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Thường trực Hội đồng thường xuyên gặp gỡ trao đổi công việc hoặc xử lý công việc hằng ngày bằng điện thoại, email hoặc các phương tiện thông tin khác.
+ Các Hội nghị của Hội đồng và Thường trực Hội đồng phải đảm bảo tính dân chủ, thiết thực và hiệu quả; các ý kiến thảo luận được thư ký ghi đầy đủ vào biên bản.
+ Trong cùng một vấn đề, nếu có nhiều ý kiến khác nhau, chủ tọa Hội nghị có thể lấy biểu quyết (bằng cách bỏ phiếu kín hoặc giơ tay) và quyết định theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
+ Thư ký Hội nghị ghi chép biên bản và dự thảo nghị quyết trình Thường trực Hội đồng thông qua trước khi ký ban hành. Tùy theo tính chất của từng Hội nghị, Chủ tịch (hoặc người được ủy quyền chủ trì) sẽ kết luận và quyết định thông báo nội dung đến các thành phần có liên quan.
+ Văn phòng 1, 2 của Hội đồng chịu trách nhiệm tham mưu việc chuẩn bị nội dung, tài liệu, các điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, hậu cần, thông tin liên lạc v.v… phục vụ các kỳ họp.
+ Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký có trách nhiệm phối hợp các Phó Chủ tịch, chỉ đạo Văn phòng 1, 2 và các Ban chức năng trong việc chuẩn bị nội dung cũng như các điều kiện để tiến hành các Hội nghị của Hội đồng và Thường trực Hội đồng.
Điều 16. Chế độ ban hành văn bản
+ Hội đồng, Thường trực Hội đồng ban hành các văn bản để chỉ đạo việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của công việc dòng họ, gồm: Nghị quyết, Quy định, Quyết định, Kế hoạch, Đề án, Công văn, Thông báo, Biên bản, Kết luận v.v…
+ Các văn bản quan trọng của Hội đồng và Thường trực Hội đồng do Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký chủ trì phối hợp soạn thảo. Những văn bản chuyên môn khác do các Ban và Văn phòng Hội đồng 1 và 2 tham mưu soạn thảo theo chức năng, nhiệm vụ quy định.
+ Văn phòng Hội đồng 1, 2 chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, nội dung, thể thức của tất cả các văn bản để hoàn thiện trước khi trình ký ban hành; đồng thời có nhiệm vụ tổ chức quản lý và xử lý văn bản đi đến; thực hiện chế độ văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu của Hội đồng Họ Đặng theo quy định của pháp luật.
+ Các Ban chức năng và các tổ chức trực thuộc Hội đồng được phát hành các văn bản có tính chất chuyên môn, phù hợp với chức năng nhiệm vụ được quy định hoặc văn bản giao dịch nội bộ. Nếu sử dụng con dấu của Hội đồng phải được sự đồng ý của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng.
+ Con dấu của Hội đồng Toàn quốc họ Đặng Việt Nam là cơ sở pháp lý của Họ Đặng Việt Nam được đăng ký và thừa nhận của pháp luật. Chánh Văn phòng 1, 2 của Hội đồng chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng con dấu đúng quy định.
+ Hội đồng Họ Đặng các cấp từ tỉnh, thành phố đến cơ sở sử dụng con dấu theo mẫu hướng dẫn của Hội đồng Họ Đặng Việt Nam để ban hành các văn bản trong phạm vi thẩm quyền.
+ Các tổ chức khác trực thuộc Hội đồng được quyền đăng ký và sử dụng con dấu riêng, mẫu dấu do Thường trực Hội đồng quyết định và phê duyệt.
 
Điều 17. Chế độ thu, chi tài chính
+ Chế độ thu, chi tài chính của Hội đồng thực hiện theo các quy định hiện hành về quỹ và lập quỹ của các hội và tổ chức đoàn thể, thông qua hệ thống sổ sách, chứng từ hợp pháp. Quy chế tài chính của Hội đồng do Thường trực quyết định ban hành, thực hiện trong nhiệm kỳ.
+ Mức đóng Quỹ họ của Ủy viên Hội đồng Họ Đặng Toàn quốc là  1.200.000 đồng/năm. Hội đồng khuyến khích các Ủy viên Hội đồng, các doanh nhân, các nhà hảo tâm có điều kiện ủng hộ, phát triển Quỹ họ.
+ Ủy viên Hội đồng và Thường trực Hội đồng nếu không đóng Quỹ họ quá 2 lần trong nhiệm kỳ, không có lý do chính đáng, không có đơn xin chậm đóng hoặc xin miễn đóng thì được Thường trực Hội đồng xem xét cho thôi giữ chức danh Ủy viên Hội đồng hoặc Ủy viên Thường trực Hội đồng.
+ Tài khoản của Hội đồng họ Đặng Việt Nam được mở tại ngân hàng trong nước. Thường trực Hội đồng quyết định toàn bộ việc thu, chi tài chính của Hội đồng theo Quy chế. Chủ tịch Hội đồng là chủ tài khoản hoặc ủy quyền một Phó Chủ tịch làm chủ tài khoản của Hội đồng.
+ Trưởng Ban Kinh tế - Tài chính - An sinh có nhiệm vụ tham mưu và quản lý toàn bộ về tài chính của Hội đồng và dòng họ. Việc thu chi, thanh quyết toán các hoạt động và các hạng mục mua sắm, đầu tư; báo cáo tài chính định kỳ hằng năm và bất thường theo đúng quy định của pháp luật.
+ Quỹ hoạt động của Hội đồng được hình thành từ các khoản thu Quỹ họ hàng năm của các Ủy viên Hội đồng, tiền đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài dòng họ; tiền thu từ các hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh của các cơ sở thuộc Hội đồng nếu có.
+ Quỹ của Hội đồng được chi cho các hoạt động thường xuyên của Hội đồng và Thường trực Hội đồng; chi đối nội, đối ngoại, hành chính văn phòng, thi đua khen thưởng; chi hội nghị, hội họp; cứu trợ thiên tai, an sinh xã hội, mừng thọ, lễ nghi, tâm linh; hỗ trợ, đầu tư xây dựng, trùng tu, tôn tạo nhà thờ, từ đường và các khoản chi liên quan khác.
+ Quy chế tài chính của Hội đồng do Thường trực Hội đồng quyết định nội dung và ban hành, chỉ đạo tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Nhà nước.
+ Quỹ Khuyến học của Hội đồng Toàn quốc do Thường trực quyết định thành lập và có Quy chế riêng.
Điều 18. Chế độ phát ngôn và thông tin
+ Hội đồng họ Đặng Việt Nam lập trang website chính thức để đăng tải thông tin hoạt động của Hội đồng. Ban Thông tin - Văn hóa chịu trách nhiệm quản trị trang website của Hội đồng.
+ Ủy viên Hội đồng và Thường trực Hội đồng họ Đặng Việt Nam được cung cấp thông tin và có quyền bảo lưu ý kiến cá nhân khác với quyết nghị của tập thể Hội đồng và Thường trực Hội đồng, nhưng phải nói và làm theo đúng nội dung quyết nghị đó.
+ Ủy viên Hội đồng, Thường trực Hội đồng chấp hành đầy đủ quy định về sử dụng tài liệu của Hội đồng và Thường trực Hội đồng, không được tự ý phát tán tài liệu cá nhân, phát ngôn hoặc viết trên các trang mạng xã hội những nội dung có ảnh hưởng đến dòng họ.
+ Những vấn đề được tập thể Hội đồng, Thường trực Hội đồng bàn và quyết định nhưng chưa thể hiện bằng văn bản chính thức thì các ủy viên chưa được truyền đạt, phổ biến trên mạng xã hội hoặc những nơi khác.
+ Chủ tịch Hội đồng ủy quyền cho Phó Chủ tịch thứ Nhất là người phát ngôn của Hội đồng Họ Đặng Việt Nam.
Chương V
CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
Điều 19. Mối quan hệ trong và ngoài Hội đồng
+ Hội đồng Họ Đặng Việt Nam thực hiện nguyên tắc bình đẳng và đồng thuận trong quan hệ nội bộ dòng họ; hợp tác để cùng  phát triển trong các mối quan hệ đối ngoại.
+ Hội đồng Họ Đặng Việt Nam hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật Nước CHXHCN Việt Nam; có lộ trình phấn đấu và mong muốn trở thành thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Hội đồng Họ Đặng Việt Nam có mối quan hệ hợp tác đối với các hội, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị Việt Nam; phối hợp đối với các tổ chức họ tộc khác cũng như các tổ chức văn hóa xã hội trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực hoạt động có liên quan.
Điều 20. Quy ước của Họ Đặng Việt Nam
+ Quy ước của Họ Đặng Việt Nam là tập hợp các quy định và ước lệ của dòng họ về văn hóa ứng xử, quan hệ xã hội, nề nếp gia phong, nghi thức thờ phụng và các mối quan hệ xã hội của Họ Đặng.
+ Hội đồng và Thường trực Hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu văn hóa truyền thống của dòng họ để hoàn thiện Quy ước, tổ chức tuyên truyền và thực hành Quy ước trong dòng họ.
+ Hội đồng Họ Đặng các cấp, các nhà thờ, chi họ, từ đường Họ Đặng trong toàn quốc có trách nhiệm vận động, tuyên truyền và hướng dẫn việc thực hiện Quy ước dòng họ đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và phong tục của từng địa phương trong cả nước.
+ Hội đồng Họ Đặng Việt Nam ủy quyền cho Thường trực Hội đồng triển khai việc tuyên truyền và tổ chức thực hiện Quy ước, sửa đổi bổ sung Quy ước khi thấy cần thiết để phù hợp với thực tế hoạt động dòng họ trong nhiệm kỳ.
Điều 21. Lá cờ Họ Đặng, Gia huy và Bài hát truyền thống của Họ Đặng Việt Nam
+ Lá cờ Họ Đặng là lá cờ thần nền đỏ, giữa có chữ Đặng (chữ nho) màu vàng kích cỡ phù hợp, được thống nhất sử dụng trong các hoạt động lễ hội, sự kiện hay nghi thức khác của dòng họ từ cấp toàn quốc đến cơ sở.
+ Gia huy Họ Đặng hình tròn, vòng ngoài có biểu tượng chim Lạc, bản quyền của ông Đặng Đức Dũng đã trao tặng lại cho dòng họ, có chữ Đặng bằng chữ nho ở trung tâm Gia huy, kích cỡ phù hợp được thống nhất sử dụng trong toàn dòng họ.
+ Bài hát truyền thống của Họ Đặng là tác phẩm “Bài ca Họ Đặng Việt Nam” bản quyền của ông Đặng Ngọc Thăng đã trao tặng lại cho dòng họ, được sử dụng trong các hoạt động nghi lễ, sự kiện của dòng họ.
 
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Trách nhiệm thực hiện Quy chế
+ Các Ủy viên Hội đồng Họ Đặng Việt Nam, Ủy viên Thường trực Hội đồng, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế này.
+ Văn phòng 1, 2 của Hội đồng có nhiệm vụ phối hợp tham mưu việc triển khai thực hiện Quy chế, giám sát thường xuyên và đánh giá việc thực hiện Quy chế này vào các kỳ họp của Hội đồng và Thường trực Hội đồng.
+ Tập thể hoặc cá nhân Ủy viên Hội đồng, Thường trực Hội đồng nếu làm trái với các quy định của Quy chế này sẽ phải kiểm điểm, xử lý tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
+ Việc kiểm điểm, xử lý vi phạm quy chế do Chủ tịch thảo luận với các Phó Chủ tịch để báo cáo Thường trực Hội đồng quyết định hình thức, mức độ xử lý và phạm vi công bố.
Điều 23. Quyền hạn sửa đổi, bổ sung Quy chế
+ Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có những vấn đề bất cập hoặc phát sinh, các ủy viên Hội đồng, Thường trực Hội đồng phải kịp thời báo cáo cho Chủ tịch và các Phó Chủ tịch để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
+ Việc bổ sung, sửa đổi các điều khoản trong Quy chế này do Thường trực Hội đồng đề xuất để Hội nghị Hội đồng Họ Đặng Việt Nam khóa I quyết định.
+ Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký Quyết định ban hành.

hodangvietnam

Tổng số bài gửi : 47
Join date : 26/02/2013

Về Đầu Trang Go down

Đại hội họ Đặng Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất - Một dấu mốc lịch sử Empty Re: Đại hội họ Đặng Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất - Một dấu mốc lịch sử

Bài gửi by hodangvietnam Wed Mar 25, 2020 1:24 pm

QUY ƯỚC
HỌ ĐẶNG VIỆT NAM
 
Họ Đặng có nguồn gốc từ thời Hùng Vương dựng nước, là dòng họ danh gia thế phiệt nổi tiếng trong truyền thống lịch sử nghìn năm của dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, họ Đặng đã cống hiến cho Tổ quốc nhiều bậc hiền tài kiệt xuất, góp phần làm rạng danh non sông, đất nước.
Hàng ngàn đời nay, Họ Đặng đã đúc kết, di huấn về quy ước ứng xử, quan hệ xã hội, nề nếp gia phong, nghi thức thờ phụng, chắt lọc tinh hoa của người xưa thống nhất thành quy ước, trao truyền lại cho các thế hệ để nỗ lực thực hành, gìn giữ truyền thống tốt đẹp của Họ Đặng Việt Nam.
NGƯỜI HỌ ĐẶNG
Di ngôn của Thám hoa Đặng Ma La nêu rõ: “Đặng tính giả cử quốc giai nhiên” nghĩa là tất cả những ai là người họ Đặng đều là anh em.
Lại có câu: “Nam quốc bất hữu Đặng tộc, như hữu Đặng tộc tất ngã tử tôn” - Ở  nước Nam ai không mang Họ Đặng thì thôi, nếu đã mang Họ Đặng thì đều là con cháu một nhà.
TỔ CHỨC HỌ ĐẶNG
Họ Đặng Việt Nam là tổ chức kết nối cộng đồng người họ Đặng trong nước và kiều bào Họ Đặng ở nước ngoài, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật; trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản và hiệp thương dân chủ, vì mục tiêu bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa của dòng họ, tham gia xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
VĂN HÓA ỨNG XỬ
Người Họ Đặng sống có TÂM, thẳng thắn trung thực, đoàn kết gắn bó, yêu nước thương nòi, khoan hòa nhân nghĩa, vị tha độ lượng, một lòng hiếu kính tổ tiên, tâm sáng nên sinh nghĩa khí lớn.
Người Họ Đặng lấy chữ ĐỨC làm trọng, trong đời sống luôn giữ gìn luân thường đạo lý, thiện căn và lòng nhân từ. Có phẩm chất trong sáng, trên kính dưới nhường, thực hành các lời răn dạy của tiền nhân về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.
NỀ NẾP GIA PHONG
Gia phong Họ Đặng là nếp nhà muôn năm xưa tổ tiên để lại. Nếp nhà họ Đặng lấy tôn ti trật tự, phép tắc công minh làm trọng. Ông bà, cha mẹ có trách nhiệm sống mẫu mực làm gương cho con cháu. Con cháu thảo hiền có bổn phận giữ trọn chữ hiếu với ông bà, cha mẹ.
THỜ PHỤNG TỔ TIÊN
Họ ta cũng như trăm họ, đều lập bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ hay người đã khuất để thờ phụng, cúng bái trong những ngày sóc vọng giỗ tết. Việc thờ phụng được tiếp nối từ thế hệ này đến thế hệ khác nhằm ghi nhớ công ơn tiền nhân đã sinh thành, dưỡng dục hậu thế; đồng thời đảm bảo tính liên tục trong đời sống tâm linh của người Họ Đặng.
NHÀ THỜ, TỪ ĐƯỜNG
Đền thờ, nhà thờ, từ đường của Họ Đặng là nơi thờ cúng các bậc tiền nhân và ông bà, tổ tiên trong họ; là nơi con cháu hướng về cội nguồn, tri ân công đức tiên tổ. Người Họ Đặng có bổn phận gìn giữ, trùng tu, tôn tạo hệ thống đến thờ, nhà thờ, từ đường của dòng họ mình đảm bảo sự tôn nghiêm và ngày càng phát triển.
CÚNG GIỖ, TẾ LỄ
Cúng giỗ ông bà, tổ tiên hay người đã khuất mỗi năm một lần, trước sau vào dịp tạ thế của người đó tùy theo phong tục, tập quán của địa phương, chi họ. Nghi thức cúng tế, hành lễ phải trang nghiêm, thành kính. Không tổ chức cúng tế linh đình, kéo dài nhiều ngày gây tốn kém, lãng phí sức người, sức của.
HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH
Việc hôn nhân của người Họ Đặng tuân theo pháp luật, đồng thời phải hết sức lưu tâm đến di huấn của tổ tiên về huyết thống, cận huyết thống. Các nghi thức hôn lễ đảm bảo văn minh, tiết kiệm và phù hợp với tập quán của từng vùng, miền. Không nên tổ chức việc cưới xin linh đình, lãng phí.
Con trai con gái Họ Đặng lấy điều thuận vợ, thuận chồng, yêu thương chân thành làm nền tảng để xây dựng gia đình hạnh phúc. Dâu rể nhà Họ Đặng hiền thảo, một lòng một dạ thủy chung, vun đắp gia đình trong ấm ngoài êm, trăm năm hạnh phúc.
 
TANG LỄ, MỒ MẢ
          Việc tang lễ là việc quan trọng, khi trong họ có người qua đời, gia đình phải tiến hành tang sự chu đáo, nghiêm cẩn, phù hợp với các quy định và tập quán của địa phương.
Mồ mả là nơi yên nghỉ của người đã khuất, phải hết sức lưu tâm đến phong thủy và địa cuộc; chú ý giữ gìn, tôn tạo và hương khói thường xuyên. Việc mai táng, cải táng hài cốt tùy theo tập quán từng vùng, song phải tuân thủ quy định của pháp luật và phù hợp với truyền thống dòng họ.
PHỤNG DƯỠNG NGƯỜI GIÀ
Người cao tuổi Họ Đặng là vốn quý của dòng họ, hoạt động của các nhà thờ, chi họ phải quan tâm đến việc chăm sóc, động viên, phụng dưỡng và tôn vinh người cao tuổi. Con cháu có bổn phận chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, ông bà để làm tròn đạo hiếu. Các chi họ, các gia đình phối hợp tổ chức Lễ mừng thọ các cụ tuổi tròn 70, 80, 90 theo quy định của Nhà nước; Hội đồng Họ Đặng toàn quốc tổ chức Lễ mừng thọ các cụ tròn 100 tuổi). 
CHĂM LO THẾ HỆ TRẺ
          Chăm lo cho thế hệ trẻ Họ Đặng là việc lớn của dòng họ. Giúp tuổi trẻ rèn đức, luyện tài để khởi nghiệp là góp phần đào tạo hiền tài, trau dồi nguyên khí quốc gia, phát huy truyền thống hiếu học, khoa bảng của nhà Họ Đặng. Mọi nguồn lực của gia đình, dòng họ cần dành phần nhiều cho việc đầu tư học hành và khởi nghiệp của tuổi trẻ. Hội đồng các cấp, các chi Họ Đặng cần thành lập Ban Khuyến học để đẩy mạnh việc rèn đức, luyện tài, đầu tư khởi nghiệp chocác thế hệ trẻ của dòng họ.
GÌN GIỮ GIA PHẢ
Gia phả của Họ Đặng là nguồn tư liệu quý báu cha ông để lại. Các gia đình cần  báo cáo về sự biến động của gia đình mình cho các trưởng chi, trưởng phái. Các trưởng chi, trưởng phái có trách nhiệm ghi chép bổ sung vào gia phả khi có sự biến đổi trong chi phái của mình vào dịp giỗ chạp, hiệp tế. Các chi, phái Họ Đặng có trách nhiệm tìm hiểu và kết nối gia phả của chi, phái mình vào gia phả chung của Họ Đặng Việt Nam.
TẠO DỰNG QUỸ HỌ
Quỹ họ được lập ra để sử dụng vào việc họ, khuyến khích việc xây dựng nguồn Quỹ từ nhiều nguồn lực trong và ngoài dòng họ. Hoạt động tài chính phải thực hiện minh bạch, công khai, đúng mục đích và phù hợp với quy định của luật pháp.
Đóng góp Quỹ họ hằng năm là trách nhiệm và bổn phận của người họ Đặng, tùy theo từng nơi để có nguồn tài chính hoạt động việc họ. Hội đồng Họ Đặng các cấp căn cứ điều kiện thực tế để đưa ra mức đóng Quỹ họ phù hợp với mặt bằng chung của địa phương, chi họ.
THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT
Người Họ Đặng lấy tinh thần thượng tôn pháp luật làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Đối với những người lầm lỡ vào vòng lao lý, chi họ và gia đình phải động viên, giáo dục, tạo cơ hội cho họ hoàn lương, lập nghiệp. Nước có quốc pháp, nhà có gia phong; thực hành nghiêm phép nước mới giữ được nếp nhà công chính.
THỰC HÀNH QUY ƯỚC
Người Họ Đặng tâm nguyện một lòng thực hành Quy ước này như thực hiện di huấn của tiền nhân, nguyện trao truyền qua các thế hệ và không ngừng hoàn thiện để giữ gìn, vun đắp truyền thống tốt đẹp của Họ Đặng trong dòng chảy không ngừng của lịch sử của Tổ quốc Việt Nam./.

hodangvietnam

Tổng số bài gửi : 47
Join date : 26/02/2013

Về Đầu Trang Go down

Đại hội họ Đặng Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất - Một dấu mốc lịch sử Empty VÌ SAO LẠI CÓ HỌ ĐẶNGVIỆT NAM KHÓA I NHIỆM KỲ 2019 - 2024

Bài gửi by hodangvietnam Sun Jul 24, 2022 2:54 pm

VÌ SAO LẠI CÓ HỌ ĐẶNGVIỆT NAM KHÓA I NHIỆM KỲ 2019 - 2024? Chúng ta cần đọc kỹ bài viết của ông Đặng Văn Hường, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lâm thời Toàn quốc thống nhất họ Đặng Việt Nam:


Nhìn rõ sự thật đằng sau những bài viết chống phá khối đại đoàn kết dòng họ và tiến trình hợp nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam
Trong những ngày gần đây, trên một trang mạng xã hội xuất hiện đoạn viết của một facebook có nickname Đặng Thảo, nguyên văn như sau:
“Bác Đặng Đình Định cố phó BLL họ Đặng Việt nam, người trông nom Phủ thờ Lương Xá, trên tay Bác là cuốn Đặng gia phát ký tục biên viết về họ Đặng Chúc Sơn Lương Xá. Cùng với nhiều gia phả khác đều nói nguồn gốc của dòng họ ở đây bắt đầu từ cụ tổ Đặng Lâm sinh năm 1402 là tổ 5 đời của ngài Đặng Huấn Đại Vương (sinh năm 1519). Việc xuyên tạc cụ Đặng Lâm là cháu của ông Trần Tuân (làm loạn năm 1511) và họ Đặng Lương Xá là gốc Trần là sai 100%”. Để bà con họ Đặng cả nước cũng như kiều bào họ Đặng ở nước ngoài hiểu đúng và nhận diện được toàn bộ sự thật phía sau statut này của Nickname Thảo Đặng - Tức ông Đặng Văn Thảo, trước đây là Chủ tịch Hội đồng Đặng tộc Việt Nam khóa III. Người đã bị Hội đồng Đặng tộc Khóa III biểu quyết bất tín nhiệm tại Hội nghị Hội đồng họ Đặng Việt Nam giữa nhiệm kỳ (mở rộng) ngày 26, 27/11/2016 tại Đền thờ họ Đặng Miền Trung - Thôn Trung Lý, Xã Nhơn Phong, Thị xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định.
Trong bài viết này, tôi chỉ xin được đi sâu vào một số nội dung liên quan đến những bài viết gần đây của các ông Đặng Văn Thảo, Đặng Quang Huy và một số người đang đi theo cái gọi là “Hội đồng Đặng tộc Việt Nam” trực thuộc UNNESCO do ông Thảo tự thành lập và điều hành mấy năm nay.
Những nội dung khác liên quan đến quá trình tha hóa biến chất, độc tôn độc vị, khuynh đảo dòng họ, khống chế tổ chức, lợi dụng tiền bạc, dối trên lừa dưới v…v của người đứng đầu Hội đồng Đặng tộc Việt Nam trước đây, xin quý vị và bà con xem trong bản “Báo cáo của Hội đồng Đặng tộc khóa III tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc họ Đặng Việt Nam lần thứ IV – Nhiệm kỳ 2017 – 2022” đã đăng trên mạng và được phát hành trong cả nước là rõ.
1. Những luận điểm cho rằng “Họ Đặng có nguồn gốc từ họ Trần” xuất hiện từ năm nào, do ai đưa ra, đưa ra ở đâu?
  • Năm 1971, Hội đồng gia tộc họ Đặng dòng Lương Xá – Chúc Sơn được hình thành quy tụ các chi họ Đặng và bà con trong dòng họ ở mọi miền đất nước nhằm bảo vệ ngôi mộ tổ họ Đặng ở Chúc Sơn – Chương Mỹ - Hà Tây nay là Hà Nội.
  • Tháng 8 năm 1996 Hội đồng gia tộc họ Đặng Việt Nam được thành lập và có nhiều hoạt động kết nối họ Đặng tại các tỉnh, thành phố phía Bắc.
  • Đầu năm 1998, Hội đồng Gia tộc họ Đặng Việt Nam xuất bản “Bản tin họ Đặng Việt Nam” số 2. Ông Đặng Đình Đảng (Đặng Trần Đảng) - Chủ tịch Hội đồng Gia tộc họ Đặng làm chủ biên. Trong Bản tin số 2 có đăng bài viết Báo cáo sơ lược lịch sử họ Đặng Việt Nam.
  • Báo cáo sơ lược lịch sử họ Đặng Việt Nam do ông Đặng Đình Đảng biên soạn đã đưa ra một luận điểm mới, dựa trên một số tài liệu và nguồn gia phả không chính xác, cho rằng năm Tân Mùi (1511) Trần Tuân nổi lên chống triều đình nhà Lê và thất bại. Con cháu của Trần Tuân vì sợ trọng tội nên chạy trốn về Lương Xá (Hà Tây) và đổi sang họ Đặng. Ông Trần Lâm là cháu của Trần Tuân chính là Đặng Lâm (Tổ họ Đặng Lương Xá), và từ đó Báo cáo này suy diễn rằng họ Đặng có nguồn gốc từ họ Trần.

Như vậy có thể khẳng định, Báo cáo sơ lược lịch sử họ Đặng Việt Nam do ông Đặng Đình Đảng biên soạn năm 1998 là khởi nguồn cho luận điểm không chính xác “Họ Đặng Việt Nam có nguồn gốc từ họ Trần”.
2. Hệ lụy của việc đưa ra luận điểm sai trái “Họ Đặng Việt Nam có nguồn gốc từ họ Trần” đã có ảnh hưởng gì đến tổ chức Hội đồng Gia tộc họ Đặng Việt Nam lúc đó?
  • Sau khi bản Báo cáo được đăng tải, đã có nhiều phản ứng từ ngay trong nội bộ Hội đồng Gia tộc họ Đặng và một số vị cao niên họ Đặng ở phía Bắc. Các cụ Đặng Duy Tư, Đặng Văn Lương lúc đó đã lên tiếng phản bác luận điểm này.
  • Ngày 19 tháng 9 năm 1999, Ban Liên lạc Toàn quốc họ Đặng Việt Nam được thành lập tại Nhà thờ Thịnh Liệt – Hà Nội với 62 Ủy viên, hoạt động độc lập với Hội đồng Gia tộc họ Đặng. Cụ Đặng Duy Tư làm Trưởng Ban.
  • Việc thành lập Ban Liên lạc Toàn quốc họ Đặng Việt Nam có nhiều lý do, trong đó có lý do không thống nhất với luận điểm “họ Đặng Việt Nam có nguồn gốc từ họ Trần” do ông Đặng Trần Đảng nêu trong Báo cáo sơ lược lịch sử dòng họ.
  • Một số ý kiến lúc đó cho rằng, Hội đồng Gia tộc là những người thuộc hệ phái họ Đặng gốc Trần. Còn Ban Liên lạc họ Đặng Việt Nam là họ Đặng chính thống, có nguồn gốc từ trước khi những người họ Trần sau “loạn Trần Tuân” đổi sang họ Đặng.

Như vậy, có thể khẳng định việc hình thành một lúc 2 tổ chức họ Đặng có nguyên nhân chính từ việc bất đồng quan điểm “Họ Đặng Việt Nam có nguồn gốc từ họ Trần”.
3. Các bên liên quan đã giải quyết vấn đề này như thế nào, và mọi việc đã phân định rõ trắng đen ở thời điểm nào:
  • Ngày 20 tháng 9 năm 1999, Ban liên lạc Toàn quốc họ Đặng Việt Nam ra Thông báo nêu rõ họ Đặng là dòng họ chính thống, có nguồn gốc từ thời vua Hùng, hiện còn nguyên gia phả, các đạo sắc phong và hệ thống đền thờ, nhà thờ cổ tại các địa phương trong cả nước. Luận điểm của ông Đặng Đình Đảng về họ Đặng có nguồn gốc từ họ Trần là không xác đáng, sai lịch sử và trái đạo lý.
  • Giữa tháng 11 năm 1999, Ban liên lạc Toàn quốc họ Đặng Việt Nam và Hội đồng Gia tộc họ Đặng Việt Nam đã họp và ra thông báo như sau:
    • Ban Ban liên lạc Toàn quốc họ Đặng Việt Nam thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1999 là tổ chức họ Đặng Việt Nam do ông Đặng Duy Tư làm Trưởng Ban.
    • Hội đồng Gia tộc họ Đặng Việt Nam do ông Đặng Đình Đảng thành lập tháng 8 năm 1996 được gọi là Hội đồng Gia tộc Họ Đặng gốc Trần.


  • Ngày 16 tháng 11 năm 1999, Ban Liên lạc Toàn quốc họ Đặng Việt Nam thông báo ý kiến của ông Đặng Xuân Phi - Phó Chủ tịch Hội đồng Gia tộc họ Đặng Việt Nam như sau: “Báo cáo sơ lược lịch sử họ Đặng Việt Nam viết rằng tất cả các cuốn gia phả của các bậc tiền nhân để lại đều có chung một cội nguồn, đều xuất phát từ gốc Trần và gọi cụ Đặng Hiên là Thủy tổ là việc làm sai sót, thiếu cẩn trọng của Hội đồng Gia tộc họ Đặng Việt Nam”.
  • Sau năm 1999, những tranh luận của hai bên cũng như các học giả, các nhà nghiên cứu lịch sử họ Đặng Việt Nam có những diễn biến đậm nhạt tùy từng thời điểm. Tuy nhiên, những chứng minh có căn cứ khoa học lịch sử và nguồn tư liệu tin cậy đã khẳng định họ Đặng là dòng họ thuần Việt, có từ thời Hùng Vương. Trong những biến động của lịch sử, một số hậu duệ của họ Trần sau khởi nghĩa Trần Tuân chống lại triều Lê (1511) thất bại đã cải họ sang họ Đặng, lấy Lương Xá – Chúc Sơn làm nơi nương náu và sinh sống và hình thành hệ phái họ Đặng gốc Trần từ đây.

Như vậy, đến thời điểm cuối năm 1999 thì luận điểm không đúng về nguồn gốc dòng họ Đặng coi như đã được hai phía Hội đồng Gia tộc và Ban Liên lạc họ Đặng Việt Nam phân định giải quyết ổn thỏa cơ bản.
4. Ai là người tiếp tục xới lại những mâu thuẫn trước kia giữa 2 tổ chức họ Đặng về luận điểm “Họ Đặng Việt Nam có nguồn gốc từ họ Trần” trong thời gian gần đây? họ làm như vậy với mục đích gì?
  • Liên tục trong hơn hai năm qua, nhiều bài viết, statut, comment trên mạng xã hội của các nhân vật được cho là “đại diện họ Đặng chính thống”, mà thực chất là những người do ông Đặng Văn Thảo dựng lên trong cái gọi là “Hội đồng Đặng tộc Việt Nam” trực thuộc UNESCO luôn rêu rao hai từ “ly khai”, nhằm mục đích khoét sâu thêm mâu thuẫn trong dòng họ, đặc biệt là không ngừng phân biệt, miệt thị những người bà con họ Đặng gốc Trần và Hội đồng họ Đặng Việt Nam.
  • Ngày 15 tháng 10 năm 2017, tại Đại hội Đặng tộc tỉnh Thái Bình, ông Đặng Phúc Định – người được ông Đặng Văn Thảo phong chức Phó Chủ tịch Hội đồng Đặng tộc Việt Nam (UNESCO) đã phát biểu kích động bà con họ Đặng và khoét sâu thêm vấn đề họ Đặng gốc Trần như sau: “xin chúc mừng các ông ấy, các ông Đặng Văn Hường, ông Mười Thu và ông Sơn đã tìm thấy cội nguồn của các ông” … “ngày 14/7 các ông Hường, ông Thử, ông Sơn về tại Tam Nông, Phú Thọ quỳ xuống bái yết cụ tổ Trần Văn Huy”, rồi “suy tôn thành thủy tổ họ Đặng” v..v.
  • Thủ đoạn tuyên truyền của các ông Đặng Văn Thảo, Đặng Phúc Định, Đặng Quang Huy từ ngấm ngầm đến công khai, đang từng ngày từng giờ quyết liệt chống phá sự nghiệp đoàn kết dòng họ và công cuộc hợp nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam. Các bài viết của Đặng Văn Thảo, Đặng Quang Huy chứa đựng nhiều nội dung bóp méo sự thật, công kích cá nhân và xuyên tạc lịch sử, với âm mưu chia rẽ bà con họ Đặng gốc Trần với cộng đồng người họ Đặng Việt Nam.
  • Ngày 20 tháng 8 năm 2019, Ông Đặng Văn Thảo đã viết trên facebook của mình như sau:
    “Bác Đặng Đình Định cố phó BLL họ Đặng Việt nam, người trông nom Phủ thờ Lương Xá, trên tay Bác là cuốn Đặng gia phát ký tục biên viết về họ Đặng Chúc Sơn Lương Xá. Cùng với nhiều gia phả khác đều nói nguồn gốc của dòng họ ở đây bắt đầu từ cụ tổ Đặng Lâm sinh năm 1402 là tổ 5 đời của ngài Đặng Huấn Đại Vương (sinh năm 1519). Việc xuyên tạc cụ Đặng Lâm là cháu của ông Trần Tuân (làm loạn năm 1511) và họ Đặng Lương Xá là gốc Trần là sai 100%.” (kèm theo ảnh ông Đặng Đình Định).

Như vậy, việc xới lại vấn đề họ Đặng gốc Trần ở trong thời gian gần đây của các ông nói trên, lật lại lại câu chuyện từ năm 1999 của Hội đồng Gia tộc họ Đặng không nằm ngoài mục đích gây chia rẽ mất đoàn kết, cản trở đại cuộc hợp nhất họ Đặng Việt Nam, đi ngược lại ý chí và nguyện vọng thống nhất dòng họ của bà con họ Đặng cả nước cũng như kiều bào họ Đặng ở nước ngoài.
5. Điểm lại những nỗ lực và những sự kiện chủ yếu trong quá trình thực hiện chủ trương hợp nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam:
  • Ngày 02 tháng 2 năm 2002, lãnh đạo Hội đồng Gia tộc họ Đặng do ông Đặng Đình Đảng làm đại diện đã có cuộc gặp mặt với lãnh đạo Ban Liên lạc Toàn quốc họ Đặng Việt Nam do ông Đặng Duy Tư làm đại diện. Hai bên đã thảo luận về chủ trương hợp nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam.
  • Ngày 31 tháng 3 năm 2002, Hội nghị Ban lãnh đạo Hội đồng Gia tộc họ Đặng và Ban Liên lạc Toàn quốc họ Đặng Việt Nam được tổ chức tại Nhà thờ họ Thịnh Liệt - Hà Nội đã thảo luận về các bước hợp nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam. Hội nghị đã thống nhất quan điểm: “Đoàn kết dòng họ là một truyền thống quý báu của họ Đặng Việt Nam từ xưa đến nay, dù ở nhiều nguồn gốc vẫn có tình cảm thân thương, gắn bó. Đúng với di huấn của tổ tiên để lại - Đặng tính giả cử quốc giai nhiên - tất cả chúng ta đã mang danh họ Đặng Việt Nam đều là anh em một nhà, không phân biệt nguồn gốc” (trích Thông báo ngày 31/3/2002).
  • Từ năm 2002 đến năm 2016, tùy từng thời điểm, Hội đồng Gia tộc họ Đặng và Hội đồng Đặng tộc Việt Nam (trước đó là Ban Liên lạc Toàn quốc họ Đặng Việt Nam) đã có những xúc tiến về hợp nhất hai tổ chức, nhưng vì một số nguyên nhân nên việc hợp nhất không thành công (Những nguyên nhân đó sẽ được nói rõ ở phần kết luận của bài viết này).
  • Ngày 26, 27 tháng 11 năm 2016, Thường trực HĐ ĐTVN đã tiến hành Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ (mở rộng) và kết luận về các sai phạm trong công tác điều hành tổ chức HĐ ĐTVN của ông Đặng Văn Thảo với vai trò người đứng đầu; đồng thời bỏ phiếu bất tín nhiệm chức danh Chủ tịch HĐ ĐTVN đối với ông Đặng Văn Thảo (tỷ lệ phiếu bất tín nhiệm là 100%).
  • Ngày 24 tháng 3 năm 2017, Ban lãnh đạo của HĐĐT Việt Nam và Hội đồng GTHĐ Việt Nam đã có cuộc gặp quan trọng tại Phủ thờ họ Đặng Lương Xá để trao đổi, tái thảo luận các nội dung liên quan đến chủ trương, quan điểm, kế hoạch và lộ trình tiến tới hợp nhất hai tổ chức họ Đặng trên phạm vi cả nước.
  • Ngày 12 tháng 5 năm 2017, Hai phía đã ký và ban hành Thông báo chung Lương Xá về việc hợp nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam và thành lập Ban Trù bị hợp nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam, tiến hành Hội nghị Ban Trù bị lần thứ nhất.
  • Tháng 6 năm 2017, Đại hội Đại biểu toàn quốc họ Đặng Việt Nam lần thứ IV tại Bình Định đã biểu quyết thống nhất đổi tên Hội đồng Đặng tộc Việt Nam thành Hội đồng họ Đặng Việt Nam. Chấm dứt pháp nhân, tên gọi cũ của Hội đồng Đặng tộc Việt Nam.
  • Ngày 28 tháng 10 năm 2017, Ban trù bị hợp nhất tổ chức họ Đặng Việt Nam đã họp phiên thứ hai tại Đặng tộc Linh từ, tỉnh Thái Bình, quyết định việc thành lập Ban chỉ đạo hợp nhất.
  • Ngày 16 tháng 1 năm 2018, Ban Chỉ đạo hợp nhất đã tổ chức Hội nghị tại Hà Nội để thảo luận và ban hành Đề án hợp nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam.
  • Ngày 27 tháng 5 năm 2018 tại Phủ thờ họ Đặng dòng Lương Xá – Chúc Sơn – Hà Nội, hai bên đã ra mắt Hội đồng Lâm thời Toàn quốc họ Đặng Việt Nam Thống nhất gồm 55 vị để lãnh đạo, chỉ đạo công tác dòng họ đến Đại hội Đại biểu họ Đặng Việt Nam Thống nhất toàn quốc lần thứ I.
  • Ngày 11 tháng 8 năm 2018, Hội nghị lần thứ I, Ban lãnh đạo Hội đồng Lâm thời Toàn quốc họ Đặng Việt Nam tiến hành tại thành phố Đà Nẵng.
  • Ngày 03 tháng 11 năm 2018, Hội nghị lần thứ II, Ban lãnh đạo Hội đồng Lâm thời Toàn quốc Họ Đặng Việt Nam (mở rộng) được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội.
  • Ngày 18 tháng 5 năm 2019, Hội nghị lần thứ III, Ban lãnh đạo Hội đồng Lâm thời Toàn quốc Họ Đặng Việt Nam (mở rộng) được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đại hội Đại biểu Toàn quốc họ Đặng Việt Nam Thống nhất dự kiến được tổ chức tại Hà Nội vào các ngày 26, 27 tháng 10 năm 2019. Đây là Đại hội lịch sử với mục đích thống nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam, chấm dứt 20 năm hoạt động song trùng của Hội đồng Gia tộc họ Đặng và Hội đồng họ Đặng Việt Nam.

THAY CHO LỜI KẾT:
1. Vì sao Ông Đặng Văn Thảo và số ít những người theo ông ta cố tình xới lại câu chuyện xảy ra và đã được giải quyết xong cách đây 20 năm về luận điểm sai lầm của ông Đặng Đình Đảng: “Họ Đặng Việt Nam có nguồn gốc từ họ Trần”?
Có thể trả lời ngay, vì đây là cái cớ duy nhất mà ông Thảo cùng tùy tùng dựa vào đó để ngăn cản việc hợp nhất hai tổ chức họ Đặng, gây chia rẽ, mất đoàn kết trong cộng đồng người họ Đặng Việt Nam để dễ bề lợi dụng, thâu tóm lại quyền lực đã bị bà con họ Đặng và Hội đồng khóa III bất tín nhiệm, phế truất.
Ông Thảo và tùy tùng còn gán cho các vị lãnh đạo của Hội đồng họ Đặng Việt Nam khóa IV hai từ “ly khai” để khoét sâu sự chia rẽ giữa bà con họ Đặng gốc Trần với cộng đồng người họ Đặng cả nước; bôi nhọ chủ trương hợp nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam và mục tiêu đoàn kết tất cả người họ Đặng; đi ngược lại Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Toàn quốc họ Đặng Việt Nam lần thứ IV; đi ngược lại quan điểm đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước.
2. Vì sao năm 2002 và những năm sau đó, ông Đặng Văn Thảo từng rất nhiều lần bàn bạc cùng Hội đồng Gia tộc về vấn đề hợp nhất, mà đến giờ lại quay ngược lại ra sức chống phá tiến trình hợp nhất?
Bởi ông Đặng Văn Thảo lúc đó bên ngoài thì giương cao ngọn cờ hợp nhất, còn bên trong thì nhăm nhăm mục tiêu thâu tóm cả hai tổ chức và ngoi lên ghế Chủ tịch.
Chính ông Đặng Văn Thảo đã bất chấp nguyên tắc lãnh đạo tập thể của tổ chức, để thỏa thuận cá nhân với Ông Đặng Ngọc Thanh (lúc đó là Chủ tịch Hội đồng Gia tộc họ Đặng Việt Nam), âm mưu gạt bỏ tất cả các bậc trưởng lão của hai bên, để sau khi hợp nhất hai tổ chức, ông Thảo sẽ làm Chủ tịch kiêm Tộc trưởng họ Đặng toàn quốc và ông Thanh làm Chủ tịch Danh dự.
Phát hiện được âm mưu này, các cụ lão thành phía Hội đồng Gia tộc lập tức họp khẩn cấp và ra Nghị quyết cho ông Đặng Ngọc Thanh thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng Gia tộc; đồng thời tạm dừng tiến trình hợp nhất vì không chấp nhận tư cách đạo đức cũng như những hành động mờ ám, thiếu trung thực của ông Đặng Văn Thảo. Khi không đạt được tham vọng, ông Đặng Văn Thảo quay ra tuyên truyền chống phá tiến trình hợp nhất hai tổ chức họ Đặng. Ông ta tập trung tuyên truyền gán cho Hội đồng họ Đặng Việt Nam khóa IV là “ly khai” là “phản bội”. Đồng thời xới lại chuyện cũ từ năm 1999 của ông Đặng Đình Đảng và Hội đồng Gia tộc, hòng khoét sâu mâu thuẫn, gây chia rẽ và phân tâm trong bà con họ Đặng cả nước.
3. Vì sao các bài viết của ông Đặng Văn Thảo hay chuyển cho ông Đặng Quang Huy để đưa lên facebook và lấy tên Đặng Quang Huy?
Ông Đặng Quang Huy, hiện cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh là người gốc Chương Mỹ, Hà Nội. Ông Huy (và cả ông Đặng Phúc Định cùng một số người khác) được ông Đặng Văn Thảo phong chức Phó Chủ tịch Hội đồng Đặng Tộc Việt Nam sau khi ông Thảo đã bị Hội nghị toàn quốc họ Đặng Việt Nam bỏ phiếu bất tín nhiệm và không còn bất kỳ vai trò, chức danh gì trong Hội đồng họ Đặng khóa IV. Đây là những vớt vát cuối cùng của ông Thảo trong việc dùng chức danh mua chuộc và gom lại một vài cá nhân để hình thành một nhóm đối kháng với Hội đồng họ Đặng VN và Hội đồng Gia tộc họ Đặng VN.
Ông Huy vốn học vấn thấp, nhận thức lại sai lệch, tư tưởng cực đoan nên bị ông Thảo lợi dụng như “lính xung kích” trên mặt trận tuyên truyền bậy bạ, nhằm mục đích bôi nhọ các vị lãnh đạo Hội đồng họ Đặng và Hội đồng Gia tộc. Ngoài những bài ông Thảo chuyển cho để đăng, những bài viết do chính tay ông Huy viết trên trang facebook của mình là điều minh chứng rất rõ về con người ông ta.
Những bài viết của ông Thảo được lấy tên Đặng Quang Huy nhằm đánh lạc hướng dư luận, giữ cho Thảo tư thế khách quan không liên đới, chuẩn bị cho việc tổ chức cái gọi là “Đại hội Hội đồng Đặng tộc Việt Nam lần thứ IV” ngày 19/9/2019 sắp tới tại Huế; đặc biệt là đảm bảo an toàn cho vị trí độc tôn vĩnh viễn của ông Thảo trong những năm cuối đời. Mặc búa rìu dư luận hằng ngày đổ hết xuống đầu ông Đặng Quang Huy.
4. Ông Đặng Văn Thảo còn vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn gì trong Hội đồng họ Đặng Việt Nam?
Câu trả lời là Không!
Ngày 26, 27/11/2016, Thường trực HĐ ĐTVN đã tiến hành Hội nghị giữa nhiệm kỳ (mở rộng) tại Đền thờ họ Đặng Miền Trung - Thôn Trung Lý, Xã Nhơn Phong, Thị xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định. Hội nghị đã quyết nghị những vấn đề lớn quan trọng như sau:
  • Kiểm điểm và đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của HĐ ĐTVN từ sau Đại hội III.
  • Nhận định và kết luận về các sai phạm trong công tác điều hành tổ chức HĐ ĐTVN của ông Đặng Văn Thảo với vai trò người đứng đầu.
  • Bỏ phiếu bất tín nhiệm chức danh Chủ tịch HĐ ĐTVN đối với ông Đặng Văn Thảo (tỷ lệ phiếu bất tín nhiệm là 100%).
  • Bỏ phiếu tín nhiệm bầu ông Đặng Văn Thử, Phó Chủ tịch Thường trực HĐ ĐTVN – Chủ tịch HĐ ĐT tỉnh Bình Định vào chức danh Chủ tịch Lâm thời HĐ ĐTVN (tỷ lệ phiếu bầu nhất trí 100%).
  • Quyết định việc tổ chức Đại hội Đại biểu họ Đặng toàn quốc lần thứ IV sớm trước nhiệm kỳ và xem đây là một giải pháp cơ bản nhất để giải quyết tình trạng hiện nay của dòng họ.
  • Giao nhiệm vụ dự thảo Quy chế và Tộc ước họ Đặng Việt Nam cho Tổ công tác của Thường trực.

5. Vấn đề lịch sử của Hội đồng Đặng tộc Việt Nam khóa III được xử lý trên cơ sở pháp lý nào của dòng họ?
Đại hội Đại biểu Toàn quốc họ Đặng Việt Nam lần thứ IV, nhiệm kỳ 2017 – 2022 được tiến hành vào các ngày 03, 04 tháng 6 năm 2017 tại Đền thờ họ Đặng Việt Nam, thôn Trung Lý, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đã biểu quyết thông qua việc đổi tên tổ chức Đặng tộc Việt Nam thành HỌ ĐẶNG VIỆT NAM với bộ máy tổ chức 4 cấp như sau:
  • Hội đồng họ Đặng Việt Nam;
  • Hội đồng họ Đặng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
  • Hội đồng họ Đặng cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
  • Hội đồng họ Đặng các chi họ, nhà thờ, đền thờ, từ đường ở cơ sở.


Như vậy, từ thời điểm sau Đại hội toàn quốc lần thứ IV, họ Đặng Việt Nam chúng ta được lãnh đạo bởi Hội đồng Họ Đặng Việt Nam, do Đại hội toàn quốc bầu ra. Và tổ chức Hội đồng Đặng tộc Việt Nam khóa III coi như đã chấm dứt nhiệm kỳ hoạt động từ thời điểm đó.
Để kết thúc bài viết này tôi xin được trích nguyên văn một đoạn trong bài phát biểu của Thường trực Hội đồng họ Đặng Việt Nam tại Lễ giỗ ngài Dương Khê Hầu Đặng Hiên (tức Trần Văn Huy), một nhân vật lịch sử của Việt Nam như sau:
“Trong những biến động lịch sử của các triều đại Việt Nam, với những nguyên nhân khác nhau đã có nhiều gia tộc thuộc các dòng họ khác mai danh, cải họ để hòa vào cộng đồng người họ Đặng, trở thành người họ Đặng và cùng tôn thờ các giá trị dòng tộc tốt đẹp của họ Đặng Việt Nam. Người xưa nói: “Đặng tính giả cử quốc giai nhiên” - Tất cả những ai là người họ Đặng đều mang tính huyết thống. Lại có câu: “Nam quốc bất hữu Đặng tộc, như hữu Đặng tộc, tất ngã tử tôn” - Ở nước Nam ai không mang họ Đặng thì thôi, nếu đã mang họ Đặng thì đều là con cháu, anh em một nhà”.
Họ Đặng Việt Nam chỉ có một, song trên thực tế nhiều năm qua đang tồn tại hai tổ chức Hội đồng họ Đặng Việt Nam và Hội đồng Gia tộc họ Đặng Việt Nam cùng lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động họ tộc. Việc hợp nhất hai tổ chức và tiến tới Đại hội Thống nhất Toàn quốc là sự đòi hỏi mang tính khách quan tất yếu, thể hiện truyền thống đoàn kết của dòng họ, đó cũng là ý chí và nguyện vọng của bà con họ Đặng Việt Nam.
 
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 8 năm 2019
Đặng Văn Hường
Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lâm thời Toàn quốc thống nhất họ Đặng Việt Nam

Nguồn: http://www.hodangmientrung.com/hoat-dong-dong-ho/1349.aspx

hodangvietnam

Tổng số bài gửi : 47
Join date : 26/02/2013

Về Đầu Trang Go down

Đại hội họ Đặng Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất - Một dấu mốc lịch sử Empty Re: Đại hội họ Đặng Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất - Một dấu mốc lịch sử

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết