VỀ TỘC DANH họ "ĐẶNG" - NGUỒN GỐC HỌ ĐẶNG
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
VỀ TỘC DANH họ "ĐẶNG" - NGUỒN GỐC HỌ ĐẶNG
Theo “Tính thị cấp cứu thiên chú” 姓氏急救篇注 và “An hóa Đặng thị phổ tự” 安化邓氏谱序thì: “Đặng là tên một tiểu quốc cổ có gốc từ họ Mạn sau lấy tên nước đặt làm họ”. Lại theo “Nguyên Hà Tính Toản” 元和姓纂, “Họ đặng vốn gốc họ Mạn có từ thời nhà Ân. Sang thời Xuân thu được phong tước Hầu, từng chống lại nước Lỗ rồi bị Sở diệt. Con cháu đổi họ thành “Đặng”.
Có tài liệu phân ra ngồn gốc tộc danh “Đặng” là: “Xuất tự tự tính” 出自姒姓, “Xuất tự tử tính” 出自子姓, “Xuất tự Lý thị” 出自李氏...Trên cơ sở đó có thể tạm lý giải thế này:
1. “Dĩ Quốc vi Thị” 以國為氏: họ Đặng là chi nhánh của họ Mạn 曼姓, đứng đầu Đặng quốc (鄧國, 1264-678). Xa hơn, họ Mạn có gốc gác từ Hoàng đế Chuyên Húc (黄帝颛顼, 2513 tCn-2435 tCn) theo thời gian một nhánh phân thành họ Đặng. Chuyện rằng vào đời Vũ Đinh Vương 武丁王 nước Đặng bị Sở Văn Vương (楚文王, ?-675 tCn) diệt vào năm 678 tCn, hậu duệ của dòng họ Mạn đứng đầu Đặng quốc đã lấy tên nước đặt tộc danh.
2. “Dĩ Ấp vi Thị” 以邑為氏: Cuối đời Thương 商朝中后期, thời Xuân Thu Chiến quốc 春秋时期con cháu xa đời thuộc dòng dõi Chuyên Húc xưa được ban cho đất Đặng để cai trị. Do vậy, cháu chắt đã nhận tên Đặng làm tên họ.
3. Lấy tên đất hoang làm tên họ: Đời Xuân Thu–Chiến Quốc (770 tCn-476 tCn), để phát triển kinh tế nông nghiệp, nhà vua lấy đất hoang để phong cho một người. Người đó triệu tập dân chúng để khai hoang lập ấp và cư dân lấy tên đất làm tên họ. Danh xưng tên họ này, khi viết ra Hán tự, đều có bộ ấp 阝, 邑 tên riêng để gọi một khu đất, một mình đứng lên chiêu tập một số người cùng ở một chòm để khai khẩn ruộng nương cũng gọi là "ấp".
4. “Xuất tự Lý thị”出自李氏: vào thời Ngũ Đại Thập Quốc con thứ 8 của Nam Đường 南唐 hậu chủ Lý Dục 李煜 là Lý Tùng Dật 李从镒 được phong Đặng vương邓王。Đến năm 975 niên Nam Đường bị Bắc Tống 北宋 diệt,Tống Thái Tông 宋太宗truy sát con cháu Lý Dục, buộc Lý Tùng Dật phải mai danh ẩn tích, lấy đất được vua cha phong cho làm họ. Con cháu sau này cứ thế theo, thành ra từ họ “Lý” sang họ “Đặng”.
------------------
Cập nhật bổ sung: 7/2022 - https://100hovietnam.com/nguon-goc-ho-dang-tac-gia-duong-anh-dung-2/
Họ Đặng (鄧)
Theo báo cáo của Hội đồng Đặng tộc, họ Đặng là dòng họ thuần Việt, tương truyền có nguồn gốc từ thời Hùng Vương dựng nước. Ghi nhận người họ Đặng đầu tiên thời Hùng Vương thứ 6 là Đặng Hòa, thời Hùng Vương 18 là Đặng Oanh.
Họ Đặng ghi nhận một nơi gốc họ là Hà Tây: cụ Đặng Phúc Mãn có quê ở Lộ Ứng Thiên, nay là vùng hữu ngạn trung lưu sông Đáy (Hát Giang) đi xây hành cung vua Lý. Được vua Lý ban lộc điền ở An Đề, nay là huyện Vũ Thư – Thái Bình. Cụ Đặng Phúc Mãn đã sinh ra Đặng Nghiêm là người thông minh học hành đỗ đạt, người khai khoa cho xứ Sơn Nam Hạ, được ghi danh trong các nhà khoa bảng Việt Nam.
Người họ Đặng xuất hiện sớm trong sử sách Việt Nam được ghi chép lại là các vị tướng nhà Đinh, tiêu biểu như cha con Đặng Chân và Đặng Trí; các tướng Đặng Chiêu Pháp, Đặng Sỹ Lẫm, Đặng Sỹ Nghị, Đặng Sỹ Phan đều có công dẹp loạn 12 sứ quân. Đặc biệt, Đặng Huyền Quang được vua Đinh Tiên Hoàng phong chức Sùng chân uy nghi, chức quan to trong kinh đô Hoa Lư.
Họ Đặng gốc Trần 1 nhánh nhỏ sau này đã viết:Họ Đặng còn có một nhánh do họ Trần đổi sang từ năm Tân Mùi (1511), Trần Tuân nổi lên chống triều đình Lê Tương Dực (1510-1516), bị Trịnh Duy Sản đâm chết. Do vậy, con cháu vì sợ tru di, phải chạy trốn về Lương Xá (Hà Tây), đổi sang họ Đặng. (Hiện tại có một bộ phận người họ Đặng nhận nhà Trần là thủy tổ).
Họ Đặng gốc Trần dòng Lương Xá (họ Đặng Lương Xá) bao gồm họ Đặng làng Lương Xá và các chi họ Đặng ở các nơi có nguồn gốc từ họ Đặng làng Lương Xá. Thủy tổ là cụ Trần Lâm, con trai út cụ Tiến sỹ Thượng thư Bộ Hình Dương Khê hầu Trần Văn Huy, dòng dõi Hưng Đạo Đại Vương. Năm Tân Mùi (1511), cụ đổi tên là Đặng Lâm và đưa con cháu chạy về Lương Xá để tránh họa tru di do người trong họ là Trần Tuân khởi nghĩa chống lại triều đình vua Lê Tương Dực, bị thất bại. Họ Đặng dòng Lương Xá ra đời từ đó.
Họ Đặng ngày nay chiếm 2,1% dân số, là dòng họ góp nhiều công lao trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Được sửa bởi HỌ ĐẶNG VIỆT NAM ngày Sat Jul 16, 2022 3:11 pm; sửa lần 5.
hodangvietnam- Tổng số bài gửi : 50
Join date : 26/02/2013
Re: VỀ TỘC DANH họ "ĐẶNG" - NGUỒN GỐC HỌ ĐẶNG
Từ trước năm 2019 tồn tại 2 tổ chức Họ Đặng:
1. Ban Liên lạc toàn quốc họ Đặng Việt Nam là họ Đặng chính thống, có nguồn gốc TỪ TRƯỚC KHI những người họ Trần sau “loạn Trần Tuân” (từ năm 1511) đổi sang họ Đặng.
2. Hội đồng Gia tộc là những người thuộc hệ phái họ Đặng gốc Trần (khởi nguồn năm 1511 - nay) cho rằng khởi nguồn của Họ Đặng là từ gốc họ Trần do ông Đặng Trần Bảng viết trong báo cáo sơ lược lịch sử họ Đặng năm 1998 nên đã có nhiều tranh cãi dẫn đến nhiều hệ luỵ.
=> Cuối năm 1999, những tranh luận của các học giả và của cả hai bên với những minh chứng có căn cứ khoa học đã khẳng định họ Đặng là dòng họ thuần Việt, có từ thời Hùng Vương.
=> Trong những biến động của lịch sử, một số hậu duệ của họ Trần sau khởi nghĩa Trần Tuân chống lại triều Lê (1511) thất bại đã cải họ sang họ Đặng, lấy Lương Xá – Chúc Sơn làm nơi nương náu và sinh sống và hình thành hệ phái họ Đặng gốc Trần từ đây.
Như vậy, đến thời điểm cuối năm 1999 thì luận điểm không đúng về nguồn gốc dòng họ Đặng coi như đã được hai phía Hội đồng Gia tộc và Ban Liên lạc họ Đặng Việt Nam phân định giải quyết ổn thỏa cơ bản.
=> Đại hội Đại biểu Toàn quốc họ Đặng Việt Nam thống nhất được tổ chức tại Hà Nội năm 2019. Đây là Đại hội lịch sử với mục đích thống nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam, chấm dứt 20 năm hoạt động song trùng của Hội đồng Gia tộc họ Đặng và Hội đồng họ Đặng Việt Nam.
Từ sau đại hội Họ Đặng Việt Nam thống nhất 2019 thì vẫn còn tồn tại nhiều tổ chức nhỏ các bài viết riêng lẻ về Họ Đặng chính thống hay Họ Đặng gốc Trần thì đó là việc riêng của các tổ chức nhỏ đó. Quý vị cần đọc để hiểu vấn đề và có cái nhìn khách quan và quan điểm đúng, tránh bị các bài viết xuyên tạc.
Nguyên nhân: Để hiểu rõ vì sao lại có 2 tổ chức họ Đặng: Họ Đặng chính thống và Họ Đặng gốc trần sau này và quá trình đại hội thống nhất 2 tổ chức, quý vị đọc chi tiết nguyên bản:
Chi tiết: http://www.hodangmientrung.com/hoat-dong-dong-ho/1349.aspx-----------
Nhìn rõ sự thật đằng sau những bài viết chống phá khối đại đoàn kết dòng họ và tiến trình hợp nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam
Thứ Năm, 19/09/2019
Thứ Năm, 19/09/2019
Bài viết của ông Đặng Văn Hường, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lâm thời Toàn quốc thống nhất họ Đặng Việt Nam
Trong những ngày gần đây, trên một trang mạng xã hội xuất hiện đoạn viết của một facebook có nickname Đặng Thảo, nguyên văn như sau:
“Bác Đặng Đình Định cố phó BLL họ Đặng Việt nam, người trông nom Phủ thờ Lương Xá, trên tay Bác là cuốn Đặng gia phát ký tục biên viết về họ Đặng Chúc Sơn Lương Xá. Cùng với nhiều gia phả khác đều nói nguồn gốc của dòng họ ở đây bắt đầu từ cụ tổ Đặng Lâm sinh năm 1402 là tổ 5 đời của ngài Đặng Huấn Đại Vương (sinh năm 1519). Việc xuyên tạc cụ Đặng Lâm là cháu của ông Trần Tuân (làm loạn năm 1511) và họ Đặng Lương Xá là gốc Trần là sai 100%”. Để bà con họ Đặng cả nước cũng như kiều bào họ Đặng ở nước ngoài hiểu đúng và nhận diện được toàn bộ sự thật phía sau statut này của Nickname Thảo Đặng - Tức ông Đặng Văn Thảo, trước đây là Chủ tịch Hội đồng Đặng tộc Việt Nam khóa III. Người đã bị Hội đồng Đặng tộc Khóa III biểu quyết bất tín nhiệm tại Hội nghị Hội đồng họ Đặng Việt Nam giữa nhiệm kỳ (mở rộng) ngày 26, 27/11/2016 tại Đền thờ họ Đặng Miền Trung - Thôn Trung Lý, Xã Nhơn Phong, Thị xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định.
Trong bài viết này, tôi chỉ xin được đi sâu vào một số nội dung liên quan đến những bài viết gần đây của các ông Đặng Văn Thảo, Đặng Quang Huy và một số người đang đi theo cái gọi là “Hội đồng Đặng tộc Việt Nam” trực thuộc UNNESCO do ông Thảo tự thành lập và điều hành mấy năm nay.
Những nội dung khác liên quan đến quá trình tha hóa biến chất, độc tôn độc vị, khuynh đảo dòng họ, khống chế tổ chức, lợi dụng tiền bạc, dối trên lừa dưới v…v của người đứng đầu Hội đồng Đặng tộc Việt Nam trước đây, xin quý vị và bà con xem trong bản “Báo cáo của Hội đồng Đặng tộc khóa III tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc họ Đặng Việt Nam lần thứ IV – Nhiệm kỳ 2017 – 2022” đã đăng trên mạng và được phát hành trong cả nước là rõ.
1. Những luận điểm cho rằng “Họ Đặng có nguồn gốc từ họ Trần” xuất hiện từ năm nào, do ai đưa ra, đưa ra ở đâu?
- Năm 1971, Hội đồng gia tộc họ Đặng dòng Lương Xá – Chúc Sơn được hình thành quy tụ các chi họ Đặng và bà con trong dòng họ ở mọi miền đất nước nhằm bảo vệ ngôi mộ tổ họ Đặng ở Chúc Sơn – Chương Mỹ - Hà Tây nay là Hà Nội.
- Tháng 8 năm 1996 Hội đồng gia tộc họ Đặng Việt Nam được thành lập và có nhiều hoạt động kết nối họ Đặng tại các tỉnh, thành phố phía Bắc.
- Đầu năm 1998, Hội đồng Gia tộc họ Đặng Việt Nam xuất bản “Bản tin họ Đặng Việt Nam” số 2. Ông Đặng Đình Đảng (Đặng Trần Đảng) - Chủ tịch Hội đồng Gia tộc họ Đặng làm chủ biên. Trong Bản tin số 2 có đăng bài viết Báo cáo sơ lược lịch sử họ Đặng Việt Nam.
- Báo cáo sơ lược lịch sử họ Đặng Việt Nam do ông Đặng Đình Đảng biên soạn đã đưa ra một luận điểm mới, dựa trên một số tài liệu và nguồn gia phả không chính xác, cho rằng năm Tân Mùi (1511) Trần Tuân nổi lên chống triều đình nhà Lê và thất bại. Con cháu của Trần Tuân vì sợ trọng tội nên chạy trốn về Lương Xá (Hà Tây) và đổi sang họ Đặng. Ông Trần Lâm là cháu của Trần Tuân chính là Đặng Lâm (Tổ họ Đặng Lương Xá), và từ đó Báo cáo này suy diễn rằng họ Đặng có nguồn gốc từ họ Trần.
Như vậy có thể khẳng định, Báo cáo sơ lược lịch sử họ Đặng Việt Nam do ông Đặng Đình Đảng biên soạn năm 1998 là khởi nguồn cho luận điểm không chính xác “Họ Đặng Việt Nam có nguồn gốc từ họ Trần”.
2. Hệ lụy của việc đưa ra luận điểm sai trái “Họ Đặng Việt Nam có nguồn gốc từ họ Trần” đã có ảnh hưởng gì đến tổ chức Hội đồng Gia tộc họ Đặng Việt Nam lúc đó?
- Sau khi bản Báo cáo được đăng tải, đã có nhiều phản ứng từ ngay trong nội bộ Hội đồng Gia tộc họ Đặng và một số vị cao niên họ Đặng ở phía Bắc. Các cụ Đặng Duy Tư, Đặng Văn Lương lúc đó đã lên tiếng phản bác luận điểm này.
- Ngày 19 tháng 9 năm 1999, Ban Liên lạc Toàn quốc họ Đặng Việt Nam được thành lập tại Nhà thờ Thịnh Liệt – Hà Nội với 62 Ủy viên, hoạt động độc lập với Hội đồng Gia tộc họ Đặng. Cụ Đặng Duy Tư làm Trưởng Ban.
- Việc thành lập Ban Liên lạc Toàn quốc họ Đặng Việt Nam có nhiều lý do, trong đó có lý do không thống nhất với luận điểm “họ Đặng Việt Nam có nguồn gốc từ họ Trần” do ông Đặng Trần Đảng nêu trong Báo cáo sơ lược lịch sử dòng họ.
- Một số ý kiến lúc đó cho rằng, Hội đồng Gia tộc là những người thuộc hệ phái họ Đặng gốc Trần. Còn Ban Liên lạc họ Đặng Việt Nam là họ Đặng chính thống, có nguồn gốc từ trước khi những người họ Trần sau “loạn Trần Tuân” đổi sang họ Đặng.
Như vậy, có thể khẳng định việc hình thành một lúc 2 tổ chức họ Đặng có nguyên nhân chính từ việc bất đồng quan điểm “Họ Đặng Việt Nam có nguồn gốc từ họ Trần”.
3. Các bên liên quan đã giải quyết vấn đề này như thế nào, và mọi việc đã phân định rõ trắng đen ở thời điểm nào:
- Ngày 20 tháng 9 năm 1999, Ban liên lạc Toàn quốc họ Đặng Việt Nam ra Thông báo nêu rõ họ Đặng là dòng họ chính thống, có nguồn gốc từ thời vua Hùng, hiện còn nguyên gia phả, các đạo sắc phong và hệ thống đền thờ, nhà thờ cổ tại các địa phương trong cả nước. Luận điểm của ông Đặng Đình Đảng về họ Đặng có nguồn gốc từ họ Trần là không xác đáng, sai lịch sử và trái đạo lý.
- Giữa tháng 11 năm 1999, Ban liên lạc Toàn quốc họ Đặng Việt Nam và Hội đồng Gia tộc họ Đặng Việt Nam đã họp và ra thông báo như sau:
- Ban Ban liên lạc Toàn quốc họ Đặng Việt Nam thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1999 là tổ chức họ Đặng Việt Nam do ông Đặng Duy Tư làm Trưởng Ban.
- Hội đồng Gia tộc họ Đặng Việt Nam do ông Đặng Đình Đảng thành lập tháng 8 năm 1996 được gọi là Hội đồng Gia tộc Họ Đặng gốc Trần.
Như vậy, đến thời điểm cuối năm 1999 thì luận điểm không đúng về nguồn gốc dòng họ Đặng coi như đã được hai phía Hội đồng Gia tộc và Ban Liên lạc họ Đặng Việt Nam phân định giải quyết ổn thỏa cơ bản.
4. Ai là người tiếp tục xới lại những mâu thuẫn trước kia giữa 2 tổ chức họ Đặng về luận điểm “Họ Đặng Việt Nam có nguồn gốc từ họ Trần” trong thời gian gần đây? họ làm như vậy với mục đích gì?
- Liên tục trong hơn hai năm qua, nhiều bài viết, statut, comment trên mạng xã hội của các nhân vật được cho là “đại diện họ Đặng chính thống”, mà thực chất là những người do ông Đặng Văn Thảo dựng lên trong cái gọi là “Hội đồng Đặng tộc Việt Nam” trực thuộc UNESCO luôn rêu rao hai từ “ly khai”, nhằm mục đích khoét sâu thêm mâu thuẫn trong dòng họ, đặc biệt là không ngừng phân biệt, miệt thị những người bà con họ Đặng gốc Trần và Hội đồng họ Đặng Việt Nam.
- Ngày 15 tháng 10 năm 2017, tại Đại hội Đặng tộc tỉnh Thái Bình, ông Đặng Phúc Định – người được ông Đặng Văn Thảo phong chức Phó Chủ tịch Hội đồng Đặng tộc Việt Nam (UNESCO) đã phát biểu kích động bà con họ Đặng và khoét sâu thêm vấn đề họ Đặng gốc Trần như sau: “xin chúc mừng các ông ấy, các ông Đặng Văn Hường, ông Mười Thu và ông Sơn đã tìm thấy cội nguồn của các ông” … “ngày 14/7 các ông Hường, ông Thử, ông Sơn về tại Tam Nông, Phú Thọ quỳ xuống bái yết cụ tổ Trần Văn Huy”, rồi “suy tôn thành thủy tổ họ Đặng” v..v.
- Thủ đoạn tuyên truyền của các ông Đặng Văn Thảo, Đặng Phúc Định, Đặng Quang Huy từ ngấm ngầm đến công khai, đang từng ngày từng giờ quyết liệt chống phá sự nghiệp đoàn kết dòng họ và công cuộc hợp nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam. Các bài viết của Đặng Văn Thảo, Đặng Quang Huy chứa đựng nhiều nội dung bóp méo sự thật, công kích cá nhân và xuyên tạc lịch sử, với âm mưu chia rẽ bà con họ Đặng gốc Trần với cộng đồng người họ Đặng Việt Nam.
- Ngày 20 tháng 8 năm 2019, Ông Đặng Văn Thảo đã viết trên facebook của mình như sau:
“Bác Đặng Đình Định cố phó BLL họ Đặng Việt nam, người trông nom Phủ thờ Lương Xá, trên tay Bác là cuốn Đặng gia phát ký tục biên viết về họ Đặng Chúc Sơn Lương Xá. Cùng với nhiều gia phả khác đều nói nguồn gốc của dòng họ ở đây bắt đầu từ cụ tổ Đặng Lâm sinh năm 1402 là tổ 5 đời của ngài Đặng Huấn Đại Vương (sinh năm 1519). Việc xuyên tạc cụ Đặng Lâm là cháu của ông Trần Tuân (làm loạn năm 1511) và họ Đặng Lương Xá là gốc Trần là sai 100%.” (kèm theo ảnh ông Đặng Đình Định).
Như vậy, việc xới lại vấn đề họ Đặng gốc Trần ở trong thời gian gần đây của các ông nói trên, lật lại lại câu chuyện từ năm 1999 của Hội đồng Gia tộc họ Đặng không nằm ngoài mục đích gây chia rẽ mất đoàn kết, cản trở đại cuộc hợp nhất họ Đặng Việt Nam, đi ngược lại ý chí và nguyện vọng thống nhất dòng họ của bà con họ Đặng cả nước cũng như kiều bào họ Đặng ở nước ngoài.
5. Điểm lại những nỗ lực và những sự kiện chủ yếu trong quá trình thực hiện chủ trương hợp nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam:
- Ngày 02 tháng 2 năm 2002, lãnh đạo Hội đồng Gia tộc họ Đặng do ông Đặng Đình Đảng làm đại diện đã có cuộc gặp mặt với lãnh đạo Ban Liên lạc Toàn quốc họ Đặng Việt Nam do ông Đặng Duy Tư làm đại diện. Hai bên đã thảo luận về chủ trương hợp nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam.
- Ngày 31 tháng 3 năm 2002, Hội nghị Ban lãnh đạo Hội đồng Gia tộc họ Đặng và Ban Liên lạc Toàn quốc họ Đặng Việt Nam được tổ chức tại Nhà thờ họ Thịnh Liệt - Hà Nội đã thảo luận về các bước hợp nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam. Hội nghị đã thống nhất quan điểm: “Đoàn kết dòng họ là một truyền thống quý báu của họ Đặng Việt Nam từ xưa đến nay, dù ở nhiều nguồn gốc vẫn có tình cảm thân thương, gắn bó. Đúng với di huấn của tổ tiên để lại - Đặng tính giả cử quốc giai nhiên - tất cả chúng ta đã mang danh họ Đặng Việt Nam đều là anh em một nhà, không phân biệt nguồn gốc” (trích Thông báo ngày 31/3/2002).
- Từ năm 2002 đến năm 2016, tùy từng thời điểm, Hội đồng Gia tộc họ Đặng và Hội đồng Đặng tộc Việt Nam (trước đó là Ban Liên lạc Toàn quốc họ Đặng Việt Nam) đã có những xúc tiến về hợp nhất hai tổ chức, nhưng vì một số nguyên nhân nên việc hợp nhất không thành công (Những nguyên nhân đó sẽ được nói rõ ở phần kết luận của bài viết này).
- Ngày 26, 27 tháng 11 năm 2016, Thường trực HĐ ĐTVN đã tiến hành Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ (mở rộng) và kết luận về các sai phạm trong công tác điều hành tổ chức HĐ ĐTVN của ông Đặng Văn Thảo với vai trò người đứng đầu; đồng thời bỏ phiếu bất tín nhiệm chức danh Chủ tịch HĐ ĐTVN đối với ông Đặng Văn Thảo (tỷ lệ phiếu bất tín nhiệm là 100%).
- Ngày 24 tháng 3 năm 2017, Ban lãnh đạo của HĐĐT Việt Nam và Hội đồng GTHĐ Việt Nam đã có cuộc gặp quan trọng tại Phủ thờ họ Đặng Lương Xá để trao đổi, tái thảo luận các nội dung liên quan đến chủ trương, quan điểm, kế hoạch và lộ trình tiến tới hợp nhất hai tổ chức họ Đặng trên phạm vi cả nước.
- Ngày 12 tháng 5 năm 2017, Hai phía đã ký và ban hành Thông báo chung Lương Xá về việc hợp nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam và thành lập Ban Trù bị hợp nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam, tiến hành Hội nghị Ban Trù bị lần thứ nhất.
- Tháng 6 năm 2017, Đại hội Đại biểu toàn quốc họ Đặng Việt Nam lần thứ IV tại Bình Định đã biểu quyết thống nhất đổi tên Hội đồng Đặng tộc Việt Nam thành Hội đồng họ Đặng Việt Nam. Chấm dứt pháp nhân, tên gọi cũ của Hội đồng Đặng tộc Việt Nam.
- Ngày 28 tháng 10 năm 2017, Ban trù bị hợp nhất tổ chức họ Đặng Việt Nam đã họp phiên thứ hai tại Đặng tộc Linh từ, tỉnh Thái Bình, quyết định việc thành lập Ban chỉ đạo hợp nhất.
- Ngày 16 tháng 1 năm 2018, Ban Chỉ đạo hợp nhất đã tổ chức Hội nghị tại Hà Nội để thảo luận và ban hành Đề án hợp nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam.
- Ngày 27 tháng 5 năm 2018 tại Phủ thờ họ Đặng dòng Lương Xá – Chúc Sơn – Hà Nội, hai bên đã ra mắt Hội đồng Lâm thời Toàn quốc họ Đặng Việt Nam Thống nhất gồm 55 vị để lãnh đạo, chỉ đạo công tác dòng họ đến Đại hội Đại biểu họ Đặng Việt Nam Thống nhất toàn quốc lần thứ I.
- Ngày 11 tháng 8 năm 2018, Hội nghị lần thứ I, Ban lãnh đạo Hội đồng Lâm thời Toàn quốc họ Đặng Việt Nam tiến hành tại thành phố Đà Nẵng.
- Ngày 03 tháng 11 năm 2018, Hội nghị lần thứ II, Ban lãnh đạo Hội đồng Lâm thời Toàn quốc Họ Đặng Việt Nam (mở rộng) được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội.
- Ngày 18 tháng 5 năm 2019, Hội nghị lần thứ III, Ban lãnh đạo Hội đồng Lâm thời Toàn quốc Họ Đặng Việt Nam (mở rộng) được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại hội Đại biểu Toàn quốc họ Đặng Việt Nam Thống nhất dự kiến được tổ chức tại Hà Nội vào các ngày 26, 27 tháng 10 năm 2019. Đây là Đại hội lịch sử với mục đích thống nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam, chấm dứt 20 năm hoạt động song trùng của Hội đồng Gia tộc họ Đặng và Hội đồng họ Đặng Việt Nam.
THAY CHO LỜI KẾT:
1. Vì sao Ông Đặng Văn Thảo và số ít những người theo ông ta cố tình xới lại câu chuyện xảy ra và đã được giải quyết xong cách đây 20 năm về luận điểm sai lầm của ông Đặng Đình Đảng: “Họ Đặng Việt Nam có nguồn gốc từ họ Trần”?
Có thể trả lời ngay, vì đây là cái cớ duy nhất mà ông Thảo cùng tùy tùng dựa vào đó để ngăn cản việc hợp nhất hai tổ chức họ Đặng, gây chia rẽ, mất đoàn kết trong cộng đồng người họ Đặng Việt Nam để dễ bề lợi dụng, thâu tóm lại quyền lực đã bị bà con họ Đặng và Hội đồng khóa III bất tín nhiệm, phế truất.
Ông Thảo và tùy tùng còn gán cho các vị lãnh đạo của Hội đồng họ Đặng Việt Nam khóa IV hai từ “ly khai” để khoét sâu sự chia rẽ giữa bà con họ Đặng gốc Trần với cộng đồng người họ Đặng cả nước; bôi nhọ chủ trương hợp nhất hai tổ chức họ Đặng Việt Nam và mục tiêu đoàn kết tất cả người họ Đặng; đi ngược lại Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Toàn quốc họ Đặng Việt Nam lần thứ IV; đi ngược lại quan điểm đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước.
2. Vì sao năm 2002 và những năm sau đó, ông Đặng Văn Thảo từng rất nhiều lần bàn bạc cùng Hội đồng Gia tộc về vấn đề hợp nhất, mà đến giờ lại quay ngược lại ra sức chống phá tiến trình hợp nhất?
Bởi ông Đặng Văn Thảo lúc đó bên ngoài thì giương cao ngọn cờ hợp nhất, còn bên trong thì nhăm nhăm mục tiêu thâu tóm cả hai tổ chức và ngoi lên ghế Chủ tịch.
Chính ông Đặng Văn Thảo đã bất chấp nguyên tắc lãnh đạo tập thể của tổ chức, để thỏa thuận cá nhân với Ông Đặng Ngọc Thanh (lúc đó là Chủ tịch Hội đồng Gia tộc họ Đặng Việt Nam), âm mưu gạt bỏ tất cả các bậc trưởng lão của hai bên, để sau khi hợp nhất hai tổ chức, ông Thảo sẽ làm Chủ tịch kiêm Tộc trưởng họ Đặng toàn quốc và ông Thanh làm Chủ tịch Danh dự.
Phát hiện được âm mưu này, các cụ lão thành phía Hội đồng Gia tộc lập tức họp khẩn cấp và ra Nghị quyết cho ông Đặng Ngọc Thanh thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng Gia tộc; đồng thời tạm dừng tiến trình hợp nhất vì không chấp nhận tư cách đạo đức cũng như những hành động mờ ám, thiếu trung thực của ông Đặng Văn Thảo. Khi không đạt được tham vọng, ông Đặng Văn Thảo quay ra tuyên truyền chống phá tiến trình hợp nhất hai tổ chức họ Đặng. Ông ta tập trung tuyên truyền gán cho Hội đồng họ Đặng Việt Nam khóa IV là “ly khai” là “phản bội”. Đồng thời xới lại chuyện cũ từ năm 1999 của ông Đặng Đình Đảng và Hội đồng Gia tộc, hòng khoét sâu mâu thuẫn, gây chia rẽ và phân tâm trong bà con họ Đặng cả nước.
3. Vì sao các bài viết của ông Đặng Văn Thảo hay chuyển cho ông Đặng Quang Huy để đưa lên facebook và lấy tên Đặng Quang Huy?
Ông Đặng Quang Huy, hiện cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh là người gốc Chương Mỹ, Hà Nội. Ông Huy (và cả ông Đặng Phúc Định cùng một số người khác) được ông Đặng Văn Thảo phong chức Phó Chủ tịch Hội đồng Đặng Tộc Việt Nam sau khi ông Thảo đã bị Hội nghị toàn quốc họ Đặng Việt Nam bỏ phiếu bất tín nhiệm và không còn bất kỳ vai trò, chức danh gì trong Hội đồng họ Đặng khóa IV. Đây là những vớt vát cuối cùng của ông Thảo trong việc dùng chức danh mua chuộc và gom lại một vài cá nhân để hình thành một nhóm đối kháng với Hội đồng họ Đặng VN và Hội đồng Gia tộc họ Đặng VN.
Ông Huy vốn học vấn thấp, nhận thức lại sai lệch, tư tưởng cực đoan nên bị ông Thảo lợi dụng như “lính xung kích” trên mặt trận tuyên truyền bậy bạ, nhằm mục đích bôi nhọ các vị lãnh đạo Hội đồng họ Đặng và Hội đồng Gia tộc. Ngoài những bài ông Thảo chuyển cho để đăng, những bài viết do chính tay ông Huy viết trên trang facebook của mình là điều minh chứng rất rõ về con người ông ta.
Những bài viết của ông Thảo được lấy tên Đặng Quang Huy nhằm đánh lạc hướng dư luận, giữ cho Thảo tư thế khách quan không liên đới, chuẩn bị cho việc tổ chức cái gọi là “Đại hội Hội đồng Đặng tộc Việt Nam lần thứ IV” ngày 19/9/2019 sắp tới tại Huế; đặc biệt là đảm bảo an toàn cho vị trí độc tôn vĩnh viễn của ông Thảo trong những năm cuối đời. Mặc búa rìu dư luận hằng ngày đổ hết xuống đầu ông Đặng Quang Huy.
4. Ông Đặng Văn Thảo còn vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn gì trong Hội đồng họ Đặng Việt Nam?
Câu trả lời là Không!
Ngày 26, 27/11/2016, Thường trực HĐ ĐTVN đã tiến hành Hội nghị giữa nhiệm kỳ (mở rộng) tại Đền thờ họ Đặng Miền Trung - Thôn Trung Lý, Xã Nhơn Phong, Thị xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định. Hội nghị đã quyết nghị những vấn đề lớn quan trọng như sau:
- Kiểm điểm và đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của HĐ ĐTVN từ sau Đại hội III.
- Nhận định và kết luận về các sai phạm trong công tác điều hành tổ chức HĐ ĐTVN của ông Đặng Văn Thảo với vai trò người đứng đầu.
- Bỏ phiếu bất tín nhiệm chức danh Chủ tịch HĐ ĐTVN đối với ông Đặng Văn Thảo (tỷ lệ phiếu bất tín nhiệm là 100%).
- Bỏ phiếu tín nhiệm bầu ông Đặng Văn Thử, Phó Chủ tịch Thường trực HĐ ĐTVN – Chủ tịch HĐ ĐT tỉnh Bình Định vào chức danh Chủ tịch Lâm thời HĐ ĐTVN (tỷ lệ phiếu bầu nhất trí 100%).
- Quyết định việc tổ chức Đại hội Đại biểu họ Đặng toàn quốc lần thứ IV sớm trước nhiệm kỳ và xem đây là một giải pháp cơ bản nhất để giải quyết tình trạng hiện nay của dòng họ.
- Giao nhiệm vụ dự thảo Quy chế và Tộc ước họ Đặng Việt Nam cho Tổ công tác của Thường trực.
5. Vấn đề lịch sử của Hội đồng Đặng tộc Việt Nam khóa III được xử lý trên cơ sở pháp lý nào của dòng họ?
Đại hội Đại biểu Toàn quốc họ Đặng Việt Nam lần thứ IV, nhiệm kỳ 2017 – 2022 được tiến hành vào các ngày 03, 04 tháng 6 năm 2017 tại Đền thờ họ Đặng Việt Nam, thôn Trung Lý, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đã biểu quyết thông qua việc đổi tên tổ chức Đặng tộc Việt Nam thành HỌ ĐẶNG VIỆT NAM với bộ máy tổ chức 4 cấp như sau:
- Hội đồng họ Đặng Việt Nam;
- Hội đồng họ Đặng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Hội đồng họ Đặng cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
- Hội đồng họ Đặng các chi họ, nhà thờ, đền thờ, từ đường ở cơ sở.
Như vậy, từ thời điểm sau Đại hội toàn quốc lần thứ IV, họ Đặng Việt Nam chúng ta được lãnh đạo bởi Hội đồng Họ Đặng Việt Nam, do Đại hội toàn quốc bầu ra. Và tổ chức Hội đồng Đặng tộc Việt Nam khóa III coi như đã chấm dứt nhiệm kỳ hoạt động từ thời điểm đó.
Để kết thúc bài viết này tôi xin được trích nguyên văn một đoạn trong bài phát biểu của Thường trực Hội đồng họ Đặng Việt Nam tại Lễ giỗ ngài Dương Khê Hầu Đặng Hiên (tức Trần Văn Huy), một nhân vật lịch sử của Việt Nam như sau:
“Trong những biến động lịch sử của các triều đại Việt Nam, với những nguyên nhân khác nhau đã có nhiều gia tộc thuộc các dòng họ khác mai danh, cải họ để hòa vào cộng đồng người họ Đặng, trở thành người họ Đặng và cùng tôn thờ các giá trị dòng tộc tốt đẹp của họ Đặng Việt Nam. Người xưa nói: “Đặng tính giả cử quốc giai nhiên” - Tất cả những ai là người họ Đặng đều mang tính huyết thống. Lại có câu: “Nam quốc bất hữu Đặng tộc, như hữu Đặng tộc, tất ngã tử tôn” - Ở nước Nam ai không mang họ Đặng thì thôi, nếu đã mang họ Đặng thì đều là con cháu, anh em một nhà”.
Họ Đặng Việt Nam chỉ có một, song trên thực tế nhiều năm qua đang tồn tại hai tổ chức Hội đồng họ Đặng Việt Nam và Hội đồng Gia tộc họ Đặng Việt Nam cùng lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động họ tộc. Việc hợp nhất hai tổ chức và tiến tới Đại hội Thống nhất Toàn quốc là sự đòi hỏi mang tính khách quan tất yếu, thể hiện truyền thống đoàn kết của dòng họ, đó cũng là ý chí và nguyện vọng của bà con họ Đặng Việt Nam.
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 8 năm 2019
Đặng Văn Hường
Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lâm thời Toàn quốc thống nhất họ Đặng Việt Nam
Được sửa bởi HỌ ĐẶNG VIỆT NAM ngày Sun Jul 24, 2022 5:48 pm; sửa lần 7.
hodangvietnam- Tổng số bài gửi : 50
Join date : 26/02/2013
Re: VỀ TỘC DANH họ "ĐẶNG" - NGUỒN GỐC HỌ ĐẶNG
Tổ tiên đầu tiên trong gia phả họ Đặng là cụ Đặng Phúc Mãn sinh 1128, quê Lương Xá, Hà Tây.
Cụ Đặng Phúc Mãn (sinh năm 1128 - 1223), người làng Lâm Giang, Thư Trì nay là Ân Để, huyện Vũ Thư, Thái Bình, làm quan Hữu nội vệ triều vua Lý Anh Tôn (1138 – 1175), theo Gia phả hiện có là Tổ tiên họ Đặng Việt Nam.
Cụ Đặng Phúc Mãn (sinh năm 1128 - 1223), người làng Lâm Giang, Thư Trì nay là Ân Để, huyện Vũ Thư, Thái Bình, làm quan Hữu nội vệ triều vua Lý Anh Tôn (1138 – 1175), theo Gia phả hiện có là Tổ tiên họ Đặng Việt Nam.
Được sửa bởi HỌ ĐẶNG VIỆT NAM ngày Sun Jul 24, 2022 2:56 pm; sửa lần 1.
hodangvietnam- Tổng số bài gửi : 50
Join date : 26/02/2013
Re: VỀ TỘC DANH họ "ĐẶNG" - NGUỒN GỐC HỌ ĐẶNG
Tại mảnh đất này, nơi chúng ta đang Tôn Tượng Thờ Tiền hiền Đặng Nghiêm
Cách đây hơn 826 năm, năm At Tỵ niên hiệu Trinh Phù năm thứ 10 (1185) Tiên hiền Đặng Nghiêm đỗ đại khoa lúc mới 15 tuổi.
Ngài là người khai khoa đầu tiên cho dòng họ Đặng
Cách đây hơn 826 năm, năm At Tỵ niên hiệu Trinh Phù năm thứ 10 (1185) Tiên hiền Đặng Nghiêm đỗ đại khoa lúc mới 15 tuổi.
Ngài là người khai khoa đầu tiên cho dòng họ Đặng
hodangvietnam- Tổng số bài gửi : 50
Join date : 26/02/2013
Re: VỀ TỘC DANH họ "ĐẶNG" - NGUỒN GỐC HỌ ĐẶNG
Cảm ơn quý vị. Cháu là Đặng Huỳnh Quốc Hội. Quê nội ở Phú Yên
Đặng Huỳnh Quốc Hội- Tổng số bài gửi : 1
Join date : 07/09/2014
Similar topics
» Danh nhân Đặng Huy Trứ - Họ ĐẶNG ở Huế
» Trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang đối với đồng chí Đặng Quân Thụy
» Tóm tắt sơ lược lịch sử và đặc điểm dòng họ Đặng Việt Nam (báo cáo năm 2007) của Ban liên lạc họ Đặng tỉnh Thanh Hoá, Huyện Cẩm Thuỷ)
» Trung tướng Vũ Chính (tên thật là Đặng Văn Trung, bí danh hoạt động là Nguyễn Thanh
» THƯỢNG TƯỚNG ĐẶNG VĂN HIẾU - NHÂN VẬT TIÊU BIỂU CỦA HỌ ĐẶNG THỜI NAY
» Trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang đối với đồng chí Đặng Quân Thụy
» Tóm tắt sơ lược lịch sử và đặc điểm dòng họ Đặng Việt Nam (báo cáo năm 2007) của Ban liên lạc họ Đặng tỉnh Thanh Hoá, Huyện Cẩm Thuỷ)
» Trung tướng Vũ Chính (tên thật là Đặng Văn Trung, bí danh hoạt động là Nguyễn Thanh
» THƯỢNG TƯỚNG ĐẶNG VĂN HIẾU - NHÂN VẬT TIÊU BIỂU CỦA HỌ ĐẶNG THỜI NAY
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|